Câu 1: Khi miêu tả cảnh bình minh trên biển chúng ta có thể lựa chọn những câu văn nào sau đây:
- A. Mặt trời lên cao
- B. Mặt trời thức giấc chiếu ánh nắng muôn nơi
-
C. Mặt trời như hòn lửa từ từ nhô lên trên mặt biển rộng lớn
- D. Mặt trời mọc từ xa.
Câu 2: Trật tự giữa hai vế của một phép so sánh:
-
A. Có thể được đảo cho nhau cùng với từ so sánh
- B. Có thể được đảo cho nhau không cần từ so sánh
- C. Luôn luôn cố định
- D. Không thể đảo cho nhau
Câu 3: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phéo so sánh gồm mấy phần?
-
A. 4 phần
- B. 3 phần
- C. 1 phần
- D. 2 phần
Câu 4: Muốn miêu tả được trước hết người ta cần?
-
A. Biết quan sát, rồi đưa ra nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật
- B. Liên tưởng, tưởng tượng trước đối tượng bản thân sẽ tả
- C. Đọc thông tin về đối tượng cần miêu tả, từ đó tưởng tượng, liên tưởng để tả đối tượng
- D. Muốn miêu tả cần hiểu rõ đối tượng mình miêu tả
Câu 5: Khi viết văn miêu tả chúng ta cần:
- A. Kể xen lẫn bộc lộ cảm xúc
- B. Miêu tả kết hợp thuyết minh
-
C. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
- D. Thích viết gì cũng được
Câu 6: So sánh nào không phù hợp khi tả đêm trăng?
- A. Trăng sáng dịu dàng như ánh sáng của ngọn đèn đường
-
B. Trăng bập bùng như ánh lửa đêm đông.
- C. Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vừa được rẩy nước.
- D. Vầng trăng trôi nhẹ nhàng trên bầu trời như một con thuyền
Câu 7: Chi tiết nào không sử dụng để tả cảnh mặt trời mọc?
- A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà
- B. Phía đông, chân trời đã ửng hồng
- C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng
-
D. Ánh sáng mặt trời chói chang như ngàn ánh kim lấp lánh