Câu 1: Tác giả của bài thơ Lượm là ai?
- A. Tô Hoài
- B. Tế Hanh
- C. Tố Hữu
- D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
- A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
- B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.
- C. Biện pháp so sánh.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời gian nào:
- A. Trước Cách Mạng Tháng Tám
- B. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- C. Khi đất nước hòa bình thống nhất
- D. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
Câu 4: Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào?
- A. Bốn chữ.
- B. Sáu chữ.
- C. Năm chữ.
- D. Bảy chữ.
Câu 5: Bài thơ Lượm được kể bằng lời của ai?
- A. Nhân vật Lượm
- B. Người chú
- C. Người bạn
- D. Người mẹ của Lượm
Câu 6: Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
- A. Du kích.
- B. Dân công.
- C. Liên lạc.
- D. Bộ đội.
Câu 7: Vẻ đẹp của chú bé Lượm trong bài thơ thể hiện ở khổ thơ thứ hai và thứ ba là vẻ đẹp:
- A. rắn rỏi, cương nghị
- B. hiền lành,dễ thương
- C. hoạt bát, hồn nhiên
- D. khỏe mạnh, cứng cáp
Câu 8: Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
- A. Tâm hồn Lượm hòa vào hương lúa, đồng quê
- B. Tâm hồn Lượm ngát thơm như hương lúa
- C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng
- D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Trong bài thơ "Lượm", tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. Miêu tả, tự sự, biểu cảm
- B. Tự sự, biểu cảm
- C. Miêu tả, tự sự
- D. Biểu cảm
Câu 10: Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
- A. Sự hồi hộp, lo lắng
- B. Sự bàng hoàng, xót xa
- C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
- D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.