Trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

  • A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
  • B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
  • C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
  • D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

Câu 2: Ý không phản ánh những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta?

  • A. Đạo Phật được coi là quốc giáo
  • B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
  • C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
  • D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt

Câu 3: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc

  • A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
  • C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
  • B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
  • D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.

Câu 4: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật 

  • A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta
  • B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc
  • C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn
  • D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc

Câu 5: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta tiếp thu chữ viết nào?

  • A. Chữ Hán từ Trung Quốc.
  • B. Chữ Phạn từ Ấn Độ
  • C. Chữ Latinh từ Hy Lạp, La Mã.
  • D. Chữ hình nêm từ Lưỡng Hà

Câu 6: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc

  • A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
  • B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
  • C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
  • D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc?

  • A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.
  • B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.
  • C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.
  • D. Mở nhiều trường học đế dạy cho người Việt.

Câu 8: Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì

  • A. Do người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
  • B. Do văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
  • C. Do truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng. 

Câu 9: Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt?

  • A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
  • B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên
  • C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Dưới tác động của chinh sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nghề thủ công mới nào dưới đây đã xuất hiện ở nước ta?

  • A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc
  • B. Làm giấy, làm thủy tinh
  • C. Rèn sắt
  • D. Làm đồ gốm

Câu 11: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?

  • A. Cai trị tàn bạo
  • B. Đồng hóa.
  • C. Thân dân.
  • D. Phân biệt dân tộc.

Câu 12: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

  • A. Phật giáo
  • B. Đạo giáo
  • C. Nho giáo
  • D. Kitô giáo

Câu 13: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

  • A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
  • B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
  • C. Các nghi lễ gần với nông nghiệp như cày tịch điển vẫn được duy trì. 
  • D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... vẫn được bảo tồn. 

Câu 14: Điểm nổi bật của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là gì?

  • A. Văn hoà Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá nước ta.
  • B. Nhân dân ta tiếp thụ vẫn hoa Trung Quốc một cách triệt để.
  • C. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc.
  • D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc. 

Câu 15: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hoá bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu Trung Hoa theo hướng nào?

  • A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hoá Trung Hoa.
  • B.  Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa
  • C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hoá Trung Hoa.
  • D. Bỏ văn hoá bản địa để học theo văn hoá Trung Hoa.

Câu 16: Nhân dân ta đã học từ Trung Quốc một số phát minh kĩ thuật nào

  • A. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm la bàn.
  • B. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm thuốc súng, làm la bàn.
  • C. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh.
  • D. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm gốm, đúc đồng.

Câu 17: Nhân dân ta đã tiếp thu chọn lọc từ Trung Quốc những yếu tố phù hợp của các tôn giáo, tín ngưỡng nào?

  • A. Đạo giáo và một số dòng Phật giáo.
  • B. Thờ cúng tổ tiên và Đạo giáo.
  • C. Thờ các vị thần tự nhiên và Đạo giáo.
  • D. Nho giáo và Đạo giáo

Câu 18: Hãy xác định câu sai về nội dung lịch sử.

  • A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.
  • B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.
  • C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.
  • D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi. 

Câu 19: Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng

  • A. tiếng Hán.
  • B. tiếng Việt.
  • C. tiếng Anh.
  • D. tiếng Thái.

Câu 20: Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Thờ thần tài.
  • C. Thờ Đức Phật.
  • D. Thờ thánh A-la.

Câu 21: Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào thời gian nào?

  • A. Đầu Công nguyên.
  • B. Thế kỉ VII TCN.
  • C. Cuối thế kỉ II TCN.
  • D. Cuối thế kỉ II

Câu 22: So với Văn Lang – Âu Lạc, điểm khác biệt về kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa là gì?

  • A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Câu 23: Điểm khác biệt về văn hóa giữa cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa là?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 24: Đâu không là đặc điểm chính trị của Chăm-pa?

  • A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
  • B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
  • C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
  • D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 25: Đâu là thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới? 

  • A. Các bức chạm nổi, phù điêu
  • B. Các tháp Chăm
  • C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn
  • D. Phố cổ Hội A

Câu 26: Xã hội Chăm-pa cụ thể được cho bao gồm các tầng lớp nào?

  •  A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
  • B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
  • C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
  • D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

Câu 27: Tôn giáo nào được du nhập vào Chăm-pa?

  • A. Phật giáo, Đạo giáo
  • B. Phật giáo, Ấn Độ giáo
  • C. Đạo giáo
  • D. Nho giáo

Câu 28: Cư dân Chăm – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình được biểu hiện qua? 

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
  • B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
  • C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
  • D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 29: Hoạt động kinh tế chính của cư dân cổ Cham-pa?

  • A. nông nghiệp trồng lúa.
  • B. thủ công nghiệp.
  • C. săn bắt, hái lượm
  • D. thương nghiệp.

Câu 30: Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô là?

  • A. Vi-ra-pu-ra
  • B. Sin-ha-pu-ra
  • C. In-đra-pu-ra.
  • D. Đáp án khác

Câu 31: Hệ thống chữ Chăm cổ được cải biên từ:

  • A. chữ Phạn của Ấn Độ.
  • B. chữ Hán của Trung Quốc.
  • C. chữ Môn cổ.
  • D. chữ Khơ-me cổ.

Câu 32: Người Chăm-pa cũng buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, và người nước nào?

  • A. Trung Quốc
  • B. Ấn Độ
  • C. Chân Lạp
  • D. Cả A và B đúng

Câu 33: Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa nào sau đây?

  • A. Đông Sơn.
  • B. Sa Huỳnh
  • C. Óc Eo.
  • D. Phùng Nguyên.

Câu 34: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở địa bàn nào?

  • A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
  • C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dây Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
  • D. Các tình miền Trung nước ta, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

Câu 35: Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào độ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
  • B. Tháp Chăm (Phan Rang). 
  • C. Cố đô Huế.
  • D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 36: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa?

  • A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
  • B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
  • C. Khai thác sản vật rừng và biển.
  • D. Trồng nho, ôliu. 

Câu 37: Người Chăm đặc biệt giỏi nghề nào sau đây?

  • A. Nghề đi biển
  • B. Nghề đúc đồng
  • C. Nghề trồng lúa nước
  • D. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

Câu 38: Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với

  • A. một vị thần
  • B. một thầy cúng
  • C. một thầy thuốc
  • D. một tù trưởng

Câu 39: Khi mới thành lập, Vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:

  • A. Chăm-pa.
  • B. Lâm Áp.
  • C. Tượng Lâm.
  • D. Phù Nam.

Câu 40: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra là để

  • A. phục vụ cuộc sống hằng ngày.
  • B. phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
  • C. trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
  • D. phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ