[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 7: Vương quốc Chăm Pa và vương quốc Phù Nam (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 7: Vương quốc Chăm Pa và vương quốc Phù Nam thuộc sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:

  • A. Khúc Hạo.
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Dương Đình Nghệ.

Câu 2: Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:

  • A. Dương Đình Nghệ.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Khúc Hạo.
  • D. Phùng Hưng.

Câu 3: Chính quyền Khúc Hạ đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ trong vòng:

  • A. 3 năm.
  • B. 5 năm.
  • C. 10 năm.
  • D. 15 năm.

Câu 4: Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền:

  • A. Họ Dương.
  • B. Họ Khúc.
  • C. Họ Ngô.                                  
  • D. Họ Nguyễn.

 Câu 5: Hoàng đế nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết sứ An Nam vào:

  • A. Giữa năm 905.
  • B. Đầu năm 906.
  • C. Năm 907.
  • D. Năm 917.

Câu 6: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:

  • A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
  • B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
  • C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
  • D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:

  • A. Định lại mức thuế cho công bằng.
  • B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
  • C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.
  • D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất. 

Câu 8: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng:

  • A. Chạy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
  • B. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
  • C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
  • D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.

Câu 9: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập:

  • A. Đã được thực hiện trọn vẹn.
  • B. Chưa thực hiện trọn vẹn.
  • C. Chưa bao giờ được thực hiện.
  • D. Không phải là mục tiêu chính.

Câu 10: Căn cư làng Giềng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ thuộc địa phương:

  • A. Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.  
  • C. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Câu 11: Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng:

  • A. Cuối thể kỉ II TCN.
  • B. Đầu thế kỉ I.
  • C. Cuối thế kỉ II.
  • D. Thế kỉ III.

Câu 12: Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:

  • A. Phù Nam.
  • B. Lâm Ấp.
  • C. Chân Lạp.
  • D. Tượng Lâm.

Câu 13: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:

  • A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
  • C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
  • D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

 Câu 14: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:

  • A. Du lịch biển.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Chế tác kim hoàn.
  • D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 15: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:

  • A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
  • B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.
  • C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
  • D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.

Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:

  • A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
  • B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,
  • C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).
  • D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam). 

Câu 17: Phần không thể thiếu trong lễ hội của cư dân Chăm-pa là:

  • A. Nhảy múa.
  • B. Cúng tế.
  • C. Âm nhạc.
  • D. Cúng tế và âm nhạc.

Câu 18: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:

  • A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.
  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

 Câu 19:Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
  • B. Tháp Chăm (Phan Rang).
  • C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
  • D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận).

Câu 20: Sri trong tiếng Phạn nghĩa là:

  • A. Địa chủ.
  • B. Hoàng đế.
  • C. Đấng tối cao.
  • D. Vua.

Câu 21: Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Bình Định. 

Câu 22: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng:

  • A. Thế kỉ I TCN.
  • B. Thế kỉ I.
  • C. Thế kỉ II.
  • D. Thế kỉ III.

Câu 23: Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Nam Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ.

Câu 24: Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:

  • A. Chăm-pa.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Chân Lạp.
  • D. Trung Quốc.

Câu 25: Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:

  • A. Dần suy yêu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
  • D. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
  • C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
  • D. Trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 26: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam nằm ở:

  • A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta.
  • C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
  • D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á ngày nay.

Câu 27: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sơ của nền văn hóa:

  • A. Văn hóa Sa Huỳnh.
  • B. Văn hóa Óc Eo.
  • C. Văn hóa Phù Nam.
  • D. Văn hóa tiền Óc Eo.

Câu 28: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của:

  • A. Văn hóa Ấn Độ.
  • B. Văn hóa Óc Eo.
  • C. Văn hóa Chăm-pa.
  • D. Văn hóa Trung Quốc.

Câu 29: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam:

  • A. Các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam.
  • B. Phù Nam gồm nhiều tiểu quốc nên tổ chức xã hội còn tương đối lỏng lẻo.
  • C. Đứng đầu nhà nước là “đấng tối cao”, nắm mọi quyền hành.
  • D. Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

Câu 30: Những sản phẩm thủ công nghiệp thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là:

  • A. Khắc tượng, thần từ đá, gỗ.
  • B. Đồ trang sức bằng vàng.
  • C. Ấm vòi cổ ngỗng và cà ràng.
  • D. Ấm đất nung.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ