NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?
-
A. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
- B. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ V
- C. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VI
- D. Thế kỉ V TCN đến thế kỉ VII
Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
- A. Nông nghiệp trồng lúa nước
- B. Giao lưu kinh tế - văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ
-
C. Thương mại đường biển rất phát triển
- D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,…
Câu 3: Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam:
- A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
- B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
-
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
- D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
-
A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao
- B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh (Quảng Bình), phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận)
- C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất
- D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Câu 5: Chỉ ra điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam?
-
A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
- B. Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
- D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển
Câu 6: Đông Nam Á gồm mấy khu vực?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 7: Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là gì?
- A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
-
B. Ngoại thương đường biển rất phát triển
- C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á
- D.Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình
Câu 8: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam?
-
A. ở nhà sàn.
- B. thờ thần Mặt trời.
- C. thời thần Sông.
- D. thờ cúng tổ tiên.
Câu 9: Khu vực Đông Nam Á được coi là:
- A. Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ
-
B. “ngã tư đường” của thế giới
- C. “cái nôi” của thế giới
- D. Trung tâm của thế giới
Câu 10: Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang lúc bấy giờ là gì?
- A. Thờ thần Mặt Trời (ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống đồng là tượng trưng cho thần Mặt Trời), thần Sông, thần Núi…
- B. Tín ngưỡng phồn thực thể
- C. Thờ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với làng nước (thờ Thánh Gióng, thần Tản Viên…), mà đỉnh cao là tục thờ cúng Hùng Vương.
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11: Quốc gia sơ kì nào được thành lập trên hạ lưu sông nào lãnh thổ Thái Lan ngày nay?
-
A. Chao Phray-a
- B. Dương Tử
- C. Mê Công
- D. Ta-cô-la
Câu 12: Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển những hải cảng sầm uất nào được thành lập?
- A. Ta-cô-la
- B. Óc Eo
-
C. Cả A và B đúng
- D. Đáp án khác
Câu 13: Các vương quốc ở Đông Nam Á thường hình thành ở nhưng khu vực nào?
-
A. Lưu vực các con sông lớn và các đảo lớn
- B. Thượng nguồn các sông lớn và các đảo lớn.
- C. Ven biển.
- D. Vùng núi và cao nguyên.
Câu 14: Đông Nam Á có vị trí địa lí nằm án giữ trên con đường hàng hải nối liền :
-
A. Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
- B. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương
- C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương
- D. Trung Quốc với Nhật Bản
Câu 15: Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là gì?
-
A. Nông nghiệp
- B. Thủ công nghiệp
- C. Thương mại biển
- D. Khai thác hải sản
Câu 16: Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?
- A. Kinh tế nông nghiệp phát triển
- B. Các nghề thủ công đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng
-
C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng
- D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo
Câu 17: Các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á hình thành vào thời gian nào?
-
A. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
- C. Từ thế kỉ II đến thế kỉ VII
- D. Sau thế kỉ X
Câu 18: Đoạn tư liệu sau chứng tỏ từ những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc gia (khu vực) nào?
“Phía Đông đảo Booc-nê-ô (Ma-lai-xi-a) đã phát hiện được bảy chiếc cột đá có khắc chữ San-xkít (Chữ Phạn)… Hiện vật gốm (Hán) trong những mộ táng ở Boóc-nê-ô cho thấy mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ thời nhà Hán. Ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-túc (thế kỉ III-IV) đã phát hiện được một số mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng.”
(Theo Lương Ninh, Đông Nam Á-Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.57,59)
-
A. Ấn Độ, Trung Quốc
- B. Nhật Bản
- C. Châu Phi
- D. Tây Á
Câu 19: Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?
-
A. Lúa nước
- B. Cây gia vị
- C. Lúa mì
- D. Cây lương thực và gia vị
Câu 20:
“Đế quốc của nhà vua rất đông dân cư... Nhà vua có nhiều loại dầu thơm và cây thuốc mà không một ông vua nào có được. Đất đai sản sinh long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân,... - Nhận xét của một nhà địa lí Ả Rập về Vương quốc Sri Vi-giay-a.”
(Theo Lương Ninh, Đông Nam Á – Lịch sử từ nguyên thuỷ đến ngày nay, Sđd, tr.106)
Lời nhận xét của nhà địa lí Ả Rập trong đoạn trích trên thể hiện Vương quốc Sri Vi-giay-a rất hấp dẫn thương nhân nước ngoài bởi
- A. sự giàu có về kinh tế.
-
B. sự phong phú của gia vị và hương liệu.
- C. sự nổi tiếng về vàng, bạc.
- D. sự quyền lực và giàu có của nhà vua.
Câu 21: Xã hội thời Văn Lang chia thành những tầng lớp?
- A. Chủ nô, nô lệ.
-
B. Những người quyền quý, dân tự do, nô tì
- C. Phong kiến, nông dân công xã.
- D. Quý tộc, nông nô
Câu 22: Cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với mấy cấp quan chức?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 23: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là
- A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)
-
B. Phong Châu (Phú Thọ)
- C. Cẩm Khê (Hà Nội)
- D. Cổ Loa (Hà Nội)
Câu 24: Đâu không là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
- A. Xã hội phân chia giàu, nghèo; mở rộng giao lưu và tự vệ.
- B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng.
- C. Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn.
-
D. Nhà nước Âu Lạc lâm vào khủng hoảng trầm trọng
Câu 25: Nhân dân Việt Nam có truyền thống thờ cúng Hùng Vương là vì
-
A. Các vua Hùng có công dựng nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
- B. Các vua Hùng là người đứng đầu nước Văn Lang
- C. Các vua Hùng có công đánh giặc ngoại xâm.
- D. Các vua Hùng sáng tạo nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Câu 26: Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
- B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.
-
C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
- D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
Câu 27: Sau khi lên ngôi, vua Hùng đặt tên nước là gì? Chia nước làm bao nhiêu bộ?
- A. Vua Hùng đặt tên nước là Lạc Việt, chia nước là 15 bộ.
- B. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Lạc, chia nước thành 15 bộ.
-
C. Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ.
- D. Vua Hùng đặt tên nước là Âu Việt, chia nước thành 15 bộ.
Câu 28: Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày:
-
A. Mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.
- C. Mùng 5 tháng 3 âm lịch hằng năm.
- B. Mùng 10 tháng 4 dương lịch hằng năm.
- D. Mùng 5 tháng 3 dương lịch hằng năm.
Câu 29: Nguồn gốc của một số tục lệ ma chay cưới xin và phổ biến của lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là?
-
A. Tín ngường thời cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.
- B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Cham-pa, Phù Nam.
- C. Ảnh hưởng của Hinđu giáo và Phật giáo.
- D. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
Câu 30: Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?
- A. Lạc hầu
-
B. Lạc tướng
- C. Bồ chính
- D. Xã trưởng
Câu 31: Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ
-
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
- C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
- D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 32: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?
- A. Có thành trì vững chắc.
-
B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.
- C. Thời gian tồn tại dài hơn.
- D. Kinh đồ chuyển về vùng đồng bằng.
Câu 33: Nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc?
-
A. Sự chuyển biến về kinh tế
- B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
- C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.
- D. Sự thay đổi trong gia đình.
Câu 34: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
-
A. Đoàn kết
- B. Trọng nghĩa khí.
- C. Chống ngoại xâm
- D. Trọng văn
Câu 35: Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào?
-
A. Tinh thần đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
- B. Quân Tần tiến không được, thoái không xong, phải hạ lệnh bãi binh.
- C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta, chủ quan khi tấn công.
- D. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
Câu 36: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tỉnh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là:
- A. Các loại vũ khí bằng đồng.
- B. Các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
-
C. Trống đồng, thạp đồng
- D. Cả A và B
Câu 37: Nhân dân Âu Lạc có thể nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của quân Triệu Đà là do?
-
A. Lãnh thổ mở rộng, hoàn chỉnh về tổ chức.
- B. Được sự giúp đỡ của các nước láng giềng.
- C. Có vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất.
- D. Có sự giúp đỡ của thần Kim Quy.
Câu 38: Ý nào đưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?
- A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.
- B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.
-
C. Đã có chữ viết của riêng mình.
- D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.
Câu 39: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
- A. Thế kỉ I TCN
-
B. Thế kỉ II TCN
- C. Thế kỉ III TCN
- D. Thế kỉ IV TCN
Câu 40: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
- A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
- B. Giúp việc cho vua có các lạc hô, lạc tướng.
- C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
-
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.