Câu 1: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:
- A. Bà Triệu.
-
B. Hai Bà Trưng.
- C. Lý Bí.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 2: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
- A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.
- B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.
-
C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- D. Đánh tan quân của Mã Viện.
Câu 3: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
- A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.
-
B. Nhà Ngô đặt nhiều thứ thuế, bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của nước ta về Trung Quốc.
- C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.
- D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
Câu 4: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:
- A. Năm 246.
- B. Năm 247.
-
C. Năm 248.
- D. Năm 249.
Câu 5: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
- A. Khởi nghĩa lan rộng, làm cho toàn thể Giao Châu chấn động.
-
B. Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
- C. Bà Triệu xưng vương.
- D. Quân Ngô tháo chạy về nước.
Câu 6: Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương:
- A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-
B. Huyện Mê Linh, Hà Nội.
- C. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
- D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Câu 7: Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:
- A. Tống Bình.
- C. Đại La.
- C. Long Biên.
-
D. Vạn An.
Câu 8: “Bố Cái đại vương” là:
- A. Mai Thúc Loan.
-
B. Phùng Hưng.
- C. Ngô Quyền.
- D. Triệu Quang Phục.
Câu 9: Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là:
-
A. Mai Hắc Đế.
- B. Tiền Ngô Vương.
- C. Dạ Trạch Vương.
- D. Hoài Vũ Vương.
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
- A. Làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
- B. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
-
C. Dân chúng quận Giao Chỉ lần lượt nổi dậy, lực lượng ngày càng đông đảo.
- D. Chính quyền ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.
Câu 11: Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông”:
- A. Phùng Hưng.
- B. Ngô Quyền.
- C. Mai Thúc Loan.
-
D. Bà Triệu.
Câu 12: Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:
- A. Nhà Đường.
- B. Nhà Lương.
-
C. Nhà Tùy.
- D. Nhà Triệu.
Câu 13: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:
-
A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
- B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.
- C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
- D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.
Câu 14: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là:
- A. Động Khuất Lão.
- B. Cửa sông Tô Lịch.
- C. Thành Long Biên.
-
D. Đầm Dạ Trạch.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) thất bại chủ yếu là do:
-
A. Lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
- B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
- C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
- D. Người lãnh đạo không có tài năng.
Câu 16: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là:
-
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
- B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
- C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
- D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Câu 17: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở:
- A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Câu 18: Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt nằm ở:
- A. Huyện Mê Linh, Hà Nội
- B. Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
- C. Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
D. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Câu 19: Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:
- A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).
- B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
- C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
-
D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).
Câu 20: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là:
-
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
- B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
- C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
- D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.