[Cánh diều] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:

  • A. Khúc Hạo.
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Dương Đình Nghệ.

Câu 2: Chính quyền Khúc Hạ đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ trong vòng:

  • A. 3 năm.
  • B. 5 năm.
  • C. 10 năm.
  • D. 15 năm.

Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về Dương Đình Nghệ:

  • A. Là một tướng của họ Khúc – kéo quan từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.
  • B. Quê ở làng Giàng, tỉnh Thanh Hóa.
  • C. Xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ vào năm 931.
  • D. Được chính quyền họ Dương giao quản vùng Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).  

Câu 4: Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:

  • A. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.
  • B. Viên Tiết độ sứ người Việt.
  • C. Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khúc Hạo.

Câu 5: Nội dung phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:

  • A. Do sự ủng hộ của nhân dân
  • B. Do sự suy yếu của nhà Đường
  • C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
  • D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng:

  • A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.
  • B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều.
  • C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh.
  • D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn.

Câu 7: Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã:

  • A. Tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
  • B. Thi hành luật pháp nghiêm khắc.
  • C. Làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.
  • D. Chia ruộng đất cho dân nghèo.

Câu 8: Sự kiện chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:

  • A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
  • B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
  • C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
  • D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 9: Hoàng đế nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết sứ An Nam vào:

  • A. Giữa năm 905.
  • B. Đầu năm 906.
  • C. Năm 907.
  • D. Năm 917.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:

  • A. Định lại mức thuế cho công bằng.
  • B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
  • C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.
  • D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:

  • A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
  • B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
  • C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
  • D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.

Câu 12: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạp thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:

  • A. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
  • B. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.
  • C. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
  • D. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Câu 13: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

  • A. Đem quân sang đánh nước ta.
  • B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
  • C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.
  • D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là:

  • A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
  • B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
  • C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.
  • D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 15: Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì:

  • A. Ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.
  • B. Nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.
  • C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.
  • D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân.

Câu 16: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập:

  • A. Đã được thực hiện trọn vẹn.
  • B. Chưa thực hiện trọn vẹn.
  • C. Chưa bao giờ được thực hiện.
  • D. Không phải là mục tiêu chính.

Câu 17: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

  • A. Ngô Quyền.               
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Mai Thúc Loan.

Câu 18: Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?

  • A. Khúc Thừa Mỹ.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Triệu Quang phục.

Câu 19: Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỉ XIX) thuộc địa phương:

  • A. Huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay.
  • B. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • C. Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày nay.
  • D. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Câu 20: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?

  • A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  • B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
  • C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.
  • D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ