[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 6: Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 6: Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Hà Nội.
  • B. Bắc Ninh.
  • D. Thanh Hóa.
  • C. Nghệ An.

Câu 2: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về chính trị đối với người Việt như thế nào?

  • A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt bằng luật lệ hà khắc của họ.
  • B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
  • C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
  • D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.

Câu 3: Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:

  • A. Viên thứ sử người Hán.
  • B. Viên Thái thú người Hán.
  • C. Hào trưởng người Việt.
  • D. Tiết độ sứ người Việt.

Câu 4: Sơ đồ tổ chức chính quyền ở nhà Hán ở Giao Châu theo thứ tự từ trên xuống dưới là:

  • A. Huyện, châu, quận, làng xã.
  • B. Châu, quận, huyện, làng xã.
  • C. Làng xã, huyện, quận, châu.
  • D. Quận, huyện, châu, làng xã.                   

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
  • B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
  • C. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
  • D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 6: Nhà Hán chia nước ta thành:

  • A. 2 quận.
  • B. 3 quận.
  • C. 4 quận.
  • D. 5 quận

Câu 7: Tổ chức chính quyền của nước ta dưới thời nhà Đường là:

  • A. Nước ta chia làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
  • B. Nước ta chia làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
  • C. Gộp các quận ở nam Trung Quốc thành châu Giao.
  • D. Nước ta chia làm nhiều châu, trực thuộc An Nam đô hộ phủ.

Câu 8: Ai là người đứng đầu một huyện trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:

  • A. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
  • B. Hào trưởng người Việt.
  • C. Viên Thứ sử người Hán.
  • D. Viên Thái thú người Hán.

Câu 9: Sau khi xâm lược Âu Lạc, nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận:

  • A. Giao Chỉ và Cửu Chân.
  • B. Cửu Chân và Nhật Nam.
  • C. Nhật Nam và Giao Chỉ.
  • D. Cửu Chân và An Nam độ hộ phủ.

Câu 10: Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:

  • A. Thành Vạn An.
  • B. Thành Tống Bình.
  • C. Thành Luy Lâu.
  • D. Thành Cổ Loa.

Câu 11: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:

  • A. Thành Cổ Loa.
  • B. Thành Luy Lâu.
  • C. Thành Tống Bình.
  • D. Thành Đại La.

Câu 12: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
  • B. Địa chủ người Việt.
  • C. Nông dân làng xã.
  • D. Hào trưởng bản địa.

Câu 13: Nghề thủ công mới nào không xuất hiện trong thời kì chuyển biến về kinh tế thời Bắc thuộc:

  • A. Làm giấy.
  • B. Làm đường, làm mật mía.
  • C. Làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối.
  • D. Làm nhựa.

Câu 14: Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:

  • A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
  • B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).
  • C. Chùa Hương (Hà Nội).
  • D. Chùa Một Cột (Hà Nội).

Câu 15: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
  • C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
  • D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

Câu 16: Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là:

  • A. Giành quyền dân sinh.
  • B. Giành chức Tiết độ sứ.
  • C. Giành quyền độc lập dân tộc.
  • D. Giành độc lập, tự chủ.

Câu 17: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:

  • A. Bà Triệu.
  • B. Hai Bà Trưng.
  • C. Lý Bí.
  • D. Mai Thúc Loan.

Câu 18: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Bất bình với chính sách cai trị hà khắc, bạo ngược của nhà Hán.
  • B. Mẫu thuẫn của người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô trở nên gay gắt.
  • C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị khiến người Việt ngày càng khốn khổ.
  • D. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

Câu 19: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.
  • B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.
  • C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
  • D. Đánh tan quân của Mã Viện.

Câu 20: Trưng Trắc, Trưng Nhị là:

  • A. Hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay).
  • B. Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Làm quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc (tỉnh Thái Nguyên ngày nay).
  • D. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, quê ở Hoan Châu (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

  • A. Làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
  • B. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
  • C. Dân chúng quận Giao Chỉ lần lượt nổi dậy, lực lượng ngày càng đông đảo.
  • D. Chính quyền ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.

Câu 23: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. Trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộ đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam.
  • B. Là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng dầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
  • D. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

Câu 24: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” là câu nói của:

  • A. Hai Bà Trưng.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 25: Vị anh hùng sớm liên kết với các hào kiệt như Triệu Quang Phục, Phạm Tu,…để chống lại nhà Lương là:

  • A. Ngô Quyền.
  • B. Phùng Hưng.
  • C. Lý Bí.
  • D. Mai Thúc Loan.

Câu 26: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là:

  • A. Động Khuất Lão.
  • B. Cửa sông Tô Lịch.
  • C. Thành Long Biên.
  • D. Đầm Dạ Trạch.

Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

  • A. Bên cạnh chính sách đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được các triều đại phong kiến thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau.
  • B. Học theo nghi lễ, phong tục tập quán của người Hán.
  • C. Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.
  • D. Người Việt cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp với dân tộc.

Câu 28: Biểu hiện nào dưới đây không cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • A. Tín ngưỡng thời cúng tổ tiên được duy trì và giữ gìn.
  • B. Hội làng được tổ chức và diễn ra trong các làng, xã.
  • C. Phong tục, tập quán được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, mặc váy yếm, làm bánh chưng, bánh giầy.
  • D. Người Việt nghe, nói và truyền lại cho con chữ Hán.

Câu 29: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

  • A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
  • B. Tín ngưỡng thờ cúng vẫn được duy trì.
  • C. Các nghi lễ gắn với nông nghiệp như cày tịch điền vẫn được duy trì.
  • D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,…vẫn được bảo tồn.

Câu 30: Nhận định không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc:

  • A. Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài.
  • B. Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên.
  • C. Người Việt truyền dậy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán.
  • D. Kĩ thuật làm gồm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà gần gũi với người Việt.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ