Câu 1: Các nhà khoa học phát hiện ra công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ vào khoảng:
-
A. 400 000 năm trước.
- B. 600 000 năm trước.
- C. 800 000 năm trước.
- D. 100 000 năm trước.
Câu 2: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:
-
A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
- B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
- C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
- D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.
Câu 3: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:
- A. Khoảng 3 triệu năm.
-
B. Khoảng 5-6 triệu năm.
- C. Khoảng 6-7 triệu năm.
- D. Khoảng 150 000 năm trước.
Câu 4: Cô gái Lu-cy được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại khoảng:
- A. 1,3 triệu năm trước.
- B. 1,2 triệu năm trước.
-
C. 3,2 triệu năm trước.
- D. 2,3 triệu năm trước.
Câu 5: Đặc điểm của Vượn người là:
- A. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
- B. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
- C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3.
-
D. Có thể đi bằng hai chi sau.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về Người tinh khôn:
- A. Có thể đi bằng hai chi sau.
- B. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
- C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650cm3 đến 1 200 cm3.
-
D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
Câu 7: Người Nê-an-đéc-tan có niên đại khoảng 100 000 năm trước thuộc dạng:
- A. Người tối cổ.
-
B. Người tinh khôn.
- C. Vượn người.
- D. Vượn người và Người tối cổ.
Câu 8: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hóa thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm:
- A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
- B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
- C. Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a).
-
D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
Câu 9: Tại Xuân Lộc (Đồng Nai) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích của Người tối cổ là:
- A. Răng hóa thạch.
-
B. Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ.
- C. Di chỉ đồ sắt.
- D. Di chỉ đồ đồng.
Câu 10: Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
- A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
- B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
- C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
-
D. An Khê (Gia Lai).
Câu 11: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:
- A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
-
B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
- C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
- D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Câu 12: Dấu vết cổ xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:
-
A. Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
- B. Chiếc sọ của Người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a).
- C. Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
- D. Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam).
Câu 13: Đâu là bằng chứng chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á:
- A. Diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm.
- B. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
- C. Hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Di chỉ đồ đá của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:
- A. Pôn-a-đung (Mi-an-ma).
-
B. An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc (Việt Nam).
- C. Gia-van (In-đô-nê-xi-a).
- D. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)
Câu 15: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:
-
A. Chế tác công cụ lao động.
- B. Biết cách tạo ra lửa.
- C. Chế tác đồ gốm.
- D. Chế tác đồ gỗ.
Câu 16: Năm 1978, các nhà khoa học cổ đã phát hiện tại La-e-tô-li của Tan-da-ni-a các dấu chân người để lại trên tro bụi của núi lửa, có niên đại khoảng 3,7 triệu năm tại:
- A. Tây Á.
- B. Bắc Mỹ.
-
C. Đông Phi.
- D. Trung Âu.
Câu 17: Vượn người đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ rất sớm và tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn vì:
-
A. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
- B. Có nhiều cây cối, thú rừng, thuận lợi cho việc săn bắt, hái lươ,j.
- C. Người tinh khôn biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
- D. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, thuận lợi cho việc tìm địa bàn cư trú.
Câu 18: Loài người thuộc những khu vực nào dưới đây có chung nguồn gốc:
- A. Châu Á và châu Âu.
- B. Châu Phi và Châu Mĩ.
- C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ.
-
D. Con người trên tất cả các châu lục đều có chung nguồn gốc.
Câu 19: Quan niệm nào dưới đây về nguồn gốc của loài người phù hợp với khoa học lịch sử:
- A. Chúa Giê-su cho rằng: Chúa đã tạo ra loài người.
- B. Nhà khoa học Đác-uyn cho rằng: Loài người có nguồn gốc từ động vật.
- C. Truyền thuyết người Việt cho rằng: Con người con nguồn gốc từ con Rồng cháu Tiên.
-
D. Con người có nguồn gốc từ một loài Vượn cổ cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm.
Câu 20: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá là:
- A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
- B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
-
C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
- D. Là những con người thông minh.