[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Thục phán.
  • C. Mai Thúc Loan.
  • D. Ngô Quyền.

Câu 2: Nước Âu Lạc ra đời vào năm:

  • A. 218 TCN.
  • B. 208 TCN.
  • C. 207 TCN.
  • D. 179 TCN.

Câu 3: Thục Phán lên ngôi, xưng là:

  • A. Hùng Vương.
  • B. Hoàng đế.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Thiên tử.

Câu 4: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu 5: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 

Câu 6: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:

  • A. Thành Vạn An.
  • B. Thành Tống Bình.
  • C. Thành Long Biên.
  • D. Thành Cổ Loa.

Câu 7: Người nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hợn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:

  • A. Lạc tướng.
  • B. Hùng Vương.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Bồ chính.

Câu 8: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:

  • A. Tấm che ngực.
  • B. Nỏ Liên châu.
  • C. Mũi tên đồng.
  • D. Giáo hình lá mía.

Câu 9: An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích:

  • A. Mở rộng lãnh thổ bằng cách gây chiến tranh với các nước.
  • B. Đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • C. Kiến trúc và trình độ luyện kim đạt trình độ cao.
  • D. Cả A, B, C đều sai. 

Câu 10: So với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, điểm mới của nhà nước Âu Lạc là:

  • A. Lãnh thổ mở rộng hơn, chia thành nhiều bộ.
  • B. Lực lượng quân đội khá đông.
  • C. Vũ khí có nhiều cải tiến.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:

  • A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.
  • B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.
  • C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
  • D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang.

Câu 12: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương:

  • A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • B. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng,
  • C. Cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
  • D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 13: Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:

  • A. Mị Châu - Trọng Thuỷ. 
  • B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.  
  • C. Cây tre trăm đốt.
  • D. Rùa vàng (Rùa Thần).

Câu 14: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:

  • A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
  • B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
  • C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
  • D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.

Câu 15: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực:

  • A. Sông Hồng.
  • B. Sông Mã.
  • C. Sông Cả.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ:

  • A. V TCN.
  • B. VI TCN.
  • C. VII TCN.
  • D. VIII TCN.

Câu 17: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:

  • A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  • B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 18: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:

  • A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
  • B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
  • D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).

Câu 19: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

  • A. Hoàng đế.
  • B. Thiên tử.
  • C. Hùng Vương (vua Hùng).
  • D. Lạc tướng.

Câu 20: Người đứng đầu một bộ là:

  • A. Lạc hầu.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Vua Hùng.
  • D. Lạc dân.

Câu 21: Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:

  • A. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến.
  • B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
  • C. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
  • D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.

Câu 22: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:

  • A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
  • B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
  • C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
  • D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  • A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  • B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  • C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  • D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

  • A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
  • B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
  • C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
  • D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

Câu 25: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới:

  • A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
  • B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
  • C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
  • D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Câu 26: Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:

  • A. 4 000 năm.
  • B. 3 500 năm.
  • C. 2 700 năm.
  • D. 2 000 năm.

Câu 27: Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:

  • A. Xa cách.
  • B. Gần gũi.
  • C. Phân biệt.
  • D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng.

Câu 28: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:

  • A. Lúa gạo là lương thực chính.
  • B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
  • C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
  • D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.

Câu 29: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang:

  • A. Gói bánh chưng.
  • B. Nhuộm răng đen.
  • C. Xăm mình.
  • D. Đi chân đất.

Câu 30: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt;

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trọng nghĩa khí.
  • C. Chống ngoại xâm.
  • D. Trọng văn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ