Câu 1:Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập là:
- A. Viết chữ trên đất sét.
- B. Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
-
C. Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
- D. Có tục ướp xác, giải phẫu phát triển.
Câu 2: Công trình nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là:
- A. Kim tự tháp Kê-ốp.
-
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
- C. Đấu trường Cô-li-dê.
- D. Vạn Lí Trường Thành.
Câu 3: Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại do:
-
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
- B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
- C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
- D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 4: Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
-
A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Thủ công nghiệp.
Câu 5: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở:
- A. 50.
-
B. 60.
- C. 70.
- D. 80.
Câu 6: Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
- A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
- B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
- C. Sự tranh chấp giữa các nôm
-
D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
Câu 7: Gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch” vì:
- A. Do nông dân sáng tạo ra.
-
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
- D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 8: Kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:
- A. Tượng thần Zeus.
- B. Đền Artemis.
-
C. Kim tự tháp Giza.
- D. Hải đăng Alexandria.
Câu 9: Đẳng cấp Ksa-tri-a trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
- A. Tăng lữ.
-
B. Quý tộc, chiến binh.
- C. Nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
- D. Những người thấp kém trong xã hội.
Câu 10: Nông dân, thương nhân, thợ thủ công trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
- A. Su-đra.
-
B. Vai-si-a.
- C. Ksa-tri-a.
- D. Bra-man.
Câu 11: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn:
- A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
-
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- D. Phật giáo và Hồi giáo
Câu 12: Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập:
- A. quân chủ chuyên chế.
- B. cộng hòa quý tộc.
-
C. Đẳng cấp Vác-na.
- D. Phân biệt tôn giáo.
Câu 13: Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới:
-
A . Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
- B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.
- C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.
- D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.
Câu 14: Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm những quốc quốc gia nào ngày nay:
- A. Ấn Độ, Ả Rập.
- B. Ấn Độ, Băng-la-đét.
- C. Pa-ki-xtan, Nê-pan.
-
D. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét.
Câu 15: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
- A. Vườn treo Ba-bi-lon.
- B. Tượng Nhân sư.
-
C. Cột đá A-sô-ca.
- D. Kim tự tháp Kê-ốp.
Câu 16: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ
- A. Tên một ngọn núi.
-
B. Tên một con sông.
- C. Tên một tộc người.
- D. Tên một sử thi.
Câu 17: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là:
- A. Phật giáo.
- C. Hồi giáo.
-
B. Bà La Môn giáo.
- D. Thiên Chúa giáo.
Câu 18: Để củng cố sự thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ:
- A. Đo lường và pháp luật..
- B. Tiền tệ.
- C. Chữ viết.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruông của địa chủ để cày cấy gọi là:
- A. Nông dân tự canh.
-
B. Nông dân lĩnh canh.
- C. Nông dân làm thuê.
- D. Nông nô.
Câu 20: Quý tộc quan lại có nhiều ruộng đất tư gọi là:
-
A. Địa chủ.
- B. Lãnh chúa.
- C. Tăng lữ.
- D. Quý tộc.
Câu 21: Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại dài nhất là:
- A. Thời Tam Quốc.
- B. Thời Nam – Bắc Triều.
-
C. Nhà Hán.
- D. Nhà Tấn.
Câu 22: Đại diện cho phái Nho gia ở Trung Quốc là:
- A. Hàn Phi Tử.
- B. Mặc Tử.
- C. Lão Tử.
-
D. Khổng Tử
Câu 23: Lão Tử là người đại diện cho phái:
-
A. Đạo gia.
- B. Mặc gia.
- C. Nho gia.
- D. Pháp gia.
Câu 24: Công trình phòng ngự nổi tiếng được xây dựng dưới thời nhà Tần là:
- A. Ngọ Môn.
- B. Lũy Trường Dục.
- C. Tử Cấm Thành.
-
D. Vạn Lí Trường Thành.
Câu 25: Với nhiều vịnh, hải cảng là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế:
- A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm.
-
D. Thương nghiệp đường biển.
Câu 26: Xpac-ta và A-ten được gọi là:
-
A. Hai thành bang tiêu biểu nhất ở Hy Lạp.
- B. Đại hội đồng nhân dân ở Hy Lạp.
- C. Các cơ quan nhà nước ở La Mã.
- D. Hai đế quốc hùng mạnh nhất trước khi La Mã mở rộng lãnh thổ.
Câu 27: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
-
C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- D. Chăn nuôi gia súc.
Câu 28: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp là:
- A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.
- B. Có nguồn khoáng sản phong phú.
-
C. Lãnh thổ trải rộng cả ba châu lục.
- D. Nền kinh tế điền trang phát triển.
Câu 29: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đế chế La Mã:
- A. Tuy không tự xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ đã nắm trong tay mọi quyền hành.
- B. Ô-gu-xtu-xơ có nghĩa là đấng cao cả, tối cao.
-
C. Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ vai trò của Viện nguyên lão không được coi trọng.
- D. Nhiều chức năng của Đại hồi đồng nhân dân được chuyển cho Viện nguyên lão.
Câu 30: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị kinh tế và văn hóa của cây Ô-liu của Hy Lạp:
- A. Ô liu là cây trồng phổ biến nhất ở Hy Lạp.
- B. Cành lá ô liu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và hoà bình.
- C. Hy Lạp là một trong các quốc gia xuất khẩu dầu ô liu hàng đầu thế giới.
-
D. Dầu ô-liu dùng để làm giảm đau, sát trùng và làm nóng cơ thể.