Câu 1: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
- A. Hùng Vương.
-
B. Thục phán.
- C. Mai Thúc Loan.
- D. Ngô Quyền.
Câu 2: Thục Phán lên ngôi, xưng là:
- A. Hùng Vương.
- B. Hoàng đế.
-
C. An Dương Vương.
- D. Thiên tử.
Câu 3: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
-
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 4: Nghề nào sau đây không phải nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc là:
- A. Gieo trồng lúa và các loại rau, củ, quả.
- B. Nghề gốm và xây dựng.
- C. Luyện kim, đúc đồng.
-
D. Chế tạo vũ khí bằng đồng
Câu 5: Thức ăn của cư dân Âu Lạc là:
-
A. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
- B. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.
- C. Rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
- D. Khoai, đậu, tôm, cá, ngô.
Câu 6: Lễ hội nào sau đây không phải của người Âu Lạc:
- A. Hội ngày mùa.
- B. Hội đấu vật.
-
C. Té nước.
- D. Đua thuyền.
Câu 7: Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:
- A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).
-
B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
- C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).
Câu 8: Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
- A. Văn Lang.
- B. Lạc Việt.
- C. Âu Việt.
-
D. Âu Lạc.
Câu 9: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:
- A. Thành Vạn An.
- B. Thành Tống Bình.
- C. Thành Long Biên.
-
D. Thành Cổ Loa.
Câu 10: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:
- A. Tấm che ngực.
-
B. Nỏ Liên châu.
- C. Mũi tên đồng.
- D. Giáo hình lá mía.
Câu 11: Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với mục đích:
- A. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương.
- B. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.
- C. Phục dựng lại cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
-
D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 12: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
- A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
- B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
-
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
- D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 13: Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:
- A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang.
- B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.
- C. Do thần thánh sáng tạo ra.
-
D. Người Tây Âu và Lạc Việt.
Câu 14: Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:
-
A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.
- B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.
- C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
- D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang.
Câu 15: Từ Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ), An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) nói lên điều gì?
-
A. Từ rừng núi về đồng bằng chứng tỏ sức mạnh phát triển hơn trước.
- B. Không cần dựa vào thế tự nhiên hiểm trở.
- C. Phong Khê là quê hương của Thục Phán.
- D. Từ đồng bằng lên rừng núi, đưa đất nước vào thế phòng ngự.
Câu 16: Nội dung đúng khi nói về quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương:
- A. Gồm thủy binh và bộ binh.
- B. Khi có chiến tranh mới được tổ chức.
- C. Chưa có lực lượng thủy binh.
-
D. Chỉ có lực lượng bộ binh tuy nhiên khá đông.
Câu 17: Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:
-
A. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
- C. Cây tre trăm đốt.
- D. Rùa vàng (Rùa Thần).
Câu 18: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:
- A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
-
B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
- C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
- D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.
Câu 19: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào thời Văn Lang, Âu Lạc không còn được duy trì và phát triển đến ngày nay là:
- A.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các lực lượng tự nhiên.
- B. Tục gói bánh chứng, làm bánh giày, ăn trầu.
- C. Lễ hội ngày mùa, đấu vật, đua thuyền.
-
D. Xăm mình tránh thủy quái.
Câu 20: Thời kì An Dương Vương gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc:
- A. Bánh chưng – bánh giầy.
-
B. Mị Châu – Trọng Thủy.
- C. Thánh Gióng.
- D. Âu Cơ – Lạc Long Quân.