[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là thành tựu văn hóa của người Ai Cập?

  • A. Phát minh ra giấy.
  • B. Đã biết làm những phép tính theo hệ đếm thập phân.
  • C. Phát minh ra lịch.
  • D. Phát minh ra bảng chữ cái La-tinh.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về thành tự văn hóa của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

  • A. Người Lưỡng Hà biết tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình, biết làm lịch một năm có 12 tháng.
  • B. Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình.
  • C. Kĩ thuật ướp xác của người Lưỡng Hà còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.
  • D. Người Ai Cập có công trình kiến trúc tiêu biểu nhất là kim tự tháp và tượng Nhân sư.

Câu 3: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?

  • A. Trung Quốc - vì cư dân phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
  • B. Ai Cập - vì cư dân phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
  • C. Lưỡng Hà - vì cư dânphải đi buôn bán.
  • D. Ấn Độ - vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.

Câu 4: Xã hội Ấn Độ cổ đại không bao gồm tầng lớp:

  • A. Nông dân công xã.
  • B. Quý tộc.
  • C. Nô lệ.
  • D. Bình dân thành thị.

Câu 5: Một trong những lễ hội tôn giáo cổ ở Ấn Độ và lớn nhất thế giới là:

  • A. Lễ hội Loy-Kra thong.
  • B. Lễ hội té nước Songkran.
  • C. Lễ hội tắm nước sông Hằng (Cum Me-la).
  • D. Lễ hội Hin-đu Thaipusam.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại ở Ấn Độ:

  • A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
  • B. Ma-ha-bha-ra-ta được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
  • C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na thuộc thể loại sử thi.
  • D. Ra-ma-y-a-na kể về tình yêu vĩ đại, đức hi sinh của người mẹ dành cho con.

Câu 7: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có điểm gì khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà?

  • A. Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
  • B. Ấn Độ có địa hình và khí hậu giống nhau ở mỗi miền.
  • C. Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
  • D. Có những dòng sông lớn bồi đắp phù sa màu mỡ.

Câu 8: Chữ viết ra đời sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ làL

  • A. Chữ hình nêm.
  • D. Chữ Chăm cổ.
  • C. Chữ Hán.
  • D. Chữ Phạn.

Câu 9: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là:

  • A. Vạn Lí Trường Thành.
  • B. Vườn treo Ba-bi-lon.
  • C. Kim tự tháp.
  • D. Chùa hang A-gian-ta.

Câu 10: Ngày nay các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là:

  • A. Số Ấn Độ.
  • B. Số La Mã.
  • C. Số Ả-rập.
  • D. Số Ai Cập.

Câu 11: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có:

  • A. 1 đẳng cấp.
  • B. 2 đẳng cấp.
  • C. 3 đẳng cấp.
  • D. 4 đẳng cấp.

Câu 12: Khi nhận ruộng, nông dân lĩnh canh phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:

  • A. Thuế.
  • B. Tô lao dịch.
  • C. Địa tô.
  • D. Cống phẩm.

Câu 13: Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu là:

  • A. Li tao.
  • B. Cưu Ca.
  • C. Thiên Vấn.
  • D. Kinh Thi.

Câu 14: Người Trung Quốc đã đặt nền tảng cho các phát minh quan trọng về kĩ thuật như:

  • A. Làm giấy.
  • B. La bàn.
  • C. Kĩ thuật in.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là:

  • A. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên.
  • B. Kinh Thi.
  • C. Hồng Lâu Mộng.
  • D. Tây Du Kí.

Câu 16: Công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:

  • A. Vạn Lí Trường Thành.
  • B. Thành Ba-bi-lon.
  • C. Đấu trường Cô-li-dê.
  • D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 17: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên:

  • A. Đất sét, gỗ.
  • B. Mai rùa, thẻ tre.
  • C. Giất Pa-pi-rút, đất sét.
  • D. Gạch nung, gỗ.

Câu 18:  Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại:

  • A. Nhà Thương.
  • B. Nhà Chu.
  • C. Nhà Tần.
  • D. Nhà Hán.

Câu 19: Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới nhà Tần:

  • A. Lãnh chúa.
  • B. Địa chủ.
  • C. Nông dân công xã.
  • D. Nông dân lĩnh canh.

Câu 20: Thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII không được truyền bá và có sự ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là:

  • A. Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu...
  • B. Người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội.
  • C. Chữ Hán được được sử dụng trong thi cử.
  • D. Sử dụng kĩ thuật làm giấy. 

Câu 21:  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Hoàng Hà dài 5464 km, là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc. Con sông này chứa lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới. “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa“ Lưu vực Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc suốt một thời kì dài. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....

Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về con sông nào ở miền Bắc Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự:

  • A. Sông Mã.
  • B. Sông Cả.
  • C. Sông Đuống.
  • D. Sông Hồng.

Câu 22: Những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta là:

  • A. Nhà Triệu.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Nam Hán.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Nhà Hán có sự kiện liên quan đến lịch sử Việt Nam là:

  • A. Nhà Hán đô hộ nước ta.
  • B. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
  • C. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
  • D. Cả A, B đều đúng.

Câu 24: Quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là:

  • A. Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.
  • B. Học kiến thức trước, có kiến thức mới có thể giúp ích được cho xã hội.
  • C. Cần phải học kiến thức văn hóa từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • D. Học văn hóa trước, tìm hiểu kiến thức xã hội sau.

Câu 25: Đâu không phải là vai trò của việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy đối với sự phát triển của xã hội ngày nay:

  • A. Làm bao bì, làm hộp.
  • B. Làm quạt, làm dù che.
  • C. Làm giấy vệ sinh.
  • D. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử được giảm bớt.

Câu 26: Đặc điểm không phải của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:

  • A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.
  • B. Chính quyền, quân đội riêng.
  • C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.
  • D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.

Câu 27: Vai trò của Ốc-ta-viu-xơ trong nhà nước La Mã cổ đại:

  • A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.
  • B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.
  • C. Chỉ tồn tại về hình thức.
  • D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

Câu 28: Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra tác phẩm nổi tiếng:

  • A. Kinh thi.
  • B. Sử thi Ra-ma-y-a-na.
  • C. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
  • D. I-li-át và Ô-đi-xê.

 Câu 29: Sử học Hy Lạp được gọi là:

  • A. Cội nguồn của sử học phương Tây.
  • B. Quê hương của sử học thế giới.
  • C. Nơi có nhiều nhà sử học nổi tiếng nhất phương Tây.
  • D. Nơi có những tác phẩm sử học đồ sộ nhất phương Tây. 

Câu 30: Thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

  • A. Đấu trường Cô-li-dê.
  • B. Tượng lực sĩ ném đĩa.
  • C. Số La Mã, chữ số La-tin.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ