Câu 1: Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
- A. Sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.
- B. Sông Ấn và sông Hằng.
- C. Hoàng Hà và Trường Giang.
-
D. Sông Nin, sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.
Câu 2: Người Lưỡng Hà dựa vào đâu để làm ra lịch:
-
A. Sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- B. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh mình.
- C. Quan sát mực nước sông lên, xuống theo mùa.
- D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 3: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung về thành tựu văn hóa:
- A. Viết chữ trên giấy.
-
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
- C. Xây dựng nhiều tượng Nhân sư.
- D. Có tục ướp xác.
Câu 4: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong:
-
A. Công xã.
- D. Làng xã.
- C. Phường hội.
- D. Ven các con sông lớn.
Câu 5: Chữ viết của người Lưỡng Hà là:
-
A. Chữ hình nêm.
- B. Chữ tượng hình.
- C. Chữ hình triện.
- D. Chữ viết trên đất sét.
Câu 6: Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập là:
- A. Viết chữ trên đất sét.
- B. Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
-
C. Biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
- D. Có tục ướp xác, giải phẫu phát triển.
Câu 7: Công trình nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là:
- A. Kim tự tháp Kê-ốp.
-
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
- C. Đấu trường Cô-li-dê.
- D. Vạn Lí Trường Thành.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:
- A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin.
- B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.
-
C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư
- D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Câu 9: “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:
-
A. Hê-rô-dốt.
- B. Tu-xi-đít.
- C. Pô-li-biu-xơ.
- D. Xi-xê-rông.
Câu 10: “Tặng phẩm” mà sông Nin không mang tới cho Ai Cập cổ đại là:
- A. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- B. Trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
-
C. Mực nước lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.
- D. Lớp đất mềm, xốp, dễ canh tác.
Câu 11: Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại do:
-
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
- B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
- C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
- D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 12: Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
-
A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Thủ công nghiệp.
Câu 13: Đâu không phải là thành tựu văn hóa của người Ai Cập?
- A. Phát minh ra giấy.
- B. Đã biết làm những phép tính theo hệ đếm thập phân.
- C. Phát minh ra lịch.
-
D. Phát minh ra bảng chữ cái La-tinh.
Câu 14: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thành tựu liên quan đến lịch pháp của người Ai Cập:
-
A. Chia một năm có 360 ngày.
- B. Làm ra lịch dựa trên sự quan sát sự chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
- D. Biết làm đồng hồ cát.
Câu 15: Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- A. Có nhiều con sông lớn.
- B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
- C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
-
D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
Câu 16: Đứng đầu Vương quốc Ba-bi-lon được gọi là:
-
A. En-si.
- B. Thiên tử.
- C. Quý tộc quan lại.
- D. Hoàng đế.
Câu 17: Các nhà nước thàng bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng:
- A. Đầu thiên niên kỉ thứ I TCN.
- B. Cuối thiên niên kỉ thứ II TCN.
- C. Đầu thiên niên kỉ thứ III TCN.
-
D. Cuối tiên niên kỉ thứ IV TCN. ‘
Câu 18: Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:
- A. Hệ đếm 60.
- B. Âm lịch.
- C Bánh xe, cái cày.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
- A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
- B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
- C. Sự tranh chấp giữa các nôm
-
D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng về thành tự văn hóa của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- A. Người Lưỡng Hà biết tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình, biết làm lịch một năm có 12 tháng.
- B. Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình.
-
C. Kĩ thuật ướp xác của người Lưỡng Hà còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.
- D. Người Ai Cập có công trình kiến trúc tiêu biểu nhất là kim tự tháp và tượng Nhân sư.
Câu 21: Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu:
-
A. Phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- B. Phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.
- C. Phục vụ yêu cầu học tập.
- D. Thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.
Câu 22: Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện:
- A. Sức mạnh của đất nước.
- B. Sức mạnh của thần thánh.
-
C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
- D. Tình đoàn kết dân tộc.
Câu 23: Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Ha-mu-ra-bi (Lưỡng Hà):
“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Sa-mat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất. Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì?
- A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
- B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
- C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
-
D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
Câu 24: Gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch” vì:
- A. Do nông dân sáng tạo ra.
-
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
- D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 25: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?
- A. Trung Quốc - vì cư dân phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
- B. Ai Cập - vì cư dân phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
-
C. Lưỡng Hà - vì cư dânphải đi buôn bán.
- D. Ấn Độ - vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.