Câu 1: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:
- A. Hà Nội.
-
B. Bắc Ninh.
- D. Thanh Hóa.
- C. Nghệ An.
Câu 2: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về chính trị đối với người Việt như thế nào?
-
A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt bằng luật lệ hà khắc của họ.
- B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
- C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
- D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
- B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
-
C.Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
- D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 4: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:
- A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
- B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.
- C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
-
D.Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
Câu 5: Từ đầu Công nguyên, các triều đại phong kiến phương Bắc mở trường dạy chữ Hán tại các:
-
A.Quận.
- B. Châu.
- C. Huyện.
- D. Làng, xã.
Câu 6: Tư tưởng, tôn giáo được truyền bá ngày càng nhiều vào nước ta là:
- A. Đạo Bà La Môn.
- B. Thiên chúa giáo.
-
C. Nho giáo.
- D. Hin-đu giáo.
Câu 7: Đâu không phải là tư tưởng được truyền bán ngày càng nhiều vào nước ta:
- A. Đạo giáo.
- B. Nho giáo.
- C. Phật giáo.
-
D. Thiên chúa giáo.
Câu 8: Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
- A. Hào trưởng người Việt.
-
B. Viên Thứ sử người Hán.
- C. Viên Thái thú người Hán.
- D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
Câu 9: Ai là người đứng đầu một quận trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
-
A.Viên Thái thú người Hán.
- B. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
- C. Hào trưởng người Việt.
- D. Viên Thứ sử người Hán.
Câu 10: Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:
- A. Viên tiết độ sứ người Hán.
- B. Viên thái thú người Hán.
-
C.Quân đội đồn trú.
- D. Viên thứ sử người Hán.
Câu 11: Một trong những sản vật mà người Việt phải cống nạp cho chính quyền phương Bắc là:
- A. Muối.
- B. Gạo.
- C. Sắt
-
D. Trầm hương.
Câu 12: Chính sách nào dưới đây không phải là chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc:
-
A.Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài tại các châu và các quận.
- B. Mở trường lớp dạy chữ Hán.
- C. Áp dụng luật Hán đối với người Việt.
- D. Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
Câu 13: Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, phong tục của người Hán vào Việt Nam nhằm mục đích:
- A. Để khai hóa văn minh cho dân tộc ta.
- B. Đào tạo ra tầng lớp người tài, phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- C. Để phát triển văn hóa Hán trên lãnh thổ nước ta.
-
D. Để nô dịch và đồng hóa nhân dân ta.
Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:
-
A.Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
- B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
- C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
- D. Năng suất tăng hơn trước.
Câu 15: Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:
- A. Thành Vạn An.
-
B.Thành Tống Bình.
- C. Thành Luy Lâu.
- D. Thành Cổ Loa.
Câu 16: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:
- A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
- B. Địa chủ người Việt.
- C. Nông dân làng xã.
-
D. Hào trưởng bản địa.
Câu 17: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:
-
A.Thành Cổ Loa.
- B. Thành Luy Lâu.
- C. Thành Tống Bình.
- D. Thành Đại La.
Câu 18: Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:
- A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
-
B.Chùa Dâu (Bắc Ninh).
- C. Chùa Hương (Hà Nội).
- D. Chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 19: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:
-
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
- B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
- C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
- D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
Câu 20: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:
-
A.Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
- C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
- D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.