Trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn chính?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Những phát hiện khảo cổ gần đây cho biết khu vực nào được coi là “cái nôi” xuất hiện loài người?

  • A.  Tây Á
  • B.  Bắc Mỹ
  • C.   Đông Phi
  • D.  Trung Âu

Câu 3: Ở giai đoạn đầu, quá trình tiến hóa từ vượn thành người diễn ra trong khoảng thời gian bao nhiêu năm?

  • A. 3 đến 4 triệu năm
  • B. 2 đến 3 triệu năm
  • C. 5 đến 6 triệu năm
  • D. 6 đến 7 triệu năm

 Câu 4: Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ là:

  • A. Chế tác công cụ lao động
  • B. Biết cách tạo ra lửa
  • C. Chế tác đồ gốm
  • D. Tạo ra kim loại

Câu 5: Trong quá trình tiến hòa từ vượn thành người: Giai đoạn loài vượn người đã phát triển lên thành Người tối cổ trong khoảng bao nhiêu năm?

  • A. 2 triệu năm
  • B. 3 triệu năm
  • C. 4 triệu năm
  • D. 5 triệu năm

Câu 6: Dấu vết xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:

  • A.  Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
  • B.  Chiếc sọ người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a)
  • C.   Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a
  • D.  Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn – Việt Nam)

Câu 7: Từ người Tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn sau bao nhiêu năm?

  • A. 5 đến 6 triệu năm
  • B. 4 vạn năm
  • C. 15 triệu năm
  • D. 15 vạn năm

 Câu 8: Cách ngày nay 15 vạn năm là niên đại xuất hiện của:

  • A. Vượn người
  • B.  Người tối cổ
  • C. Người tinh khôn
  • D. Bầy người nguyên thủy

Câu 9: Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ khi:

  • A. Rất muộn
  • B. Muộn
  • C. Sớm
  • D. Đáp án khác

 Câu 10: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn

  • A. Thể tích óc phát triển
  • B. Bàn tay khéo léo
  • C. Óc sáng tạo
  • D. Xương cốt nhỏ

Câu 11: Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở?

  • A. In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
  • B. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • C. Việt Nam và Mi-an-ma.
  • D. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

 Câu 12: Ở khu vực Đông Nam Á, di cốt Vượn người được tìm thấy đầu tiên ở đâu?

  • A. Đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
  • B. Núi Đọ (Việt Nam)
  • C. Mi-an-ma
  • D. Lào

Câu 13: So với loài vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn về điểm nào?

  • A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
  • B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
  • C. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
  • D. Cơ thể người tối cổ lớn hơn Vượn người.

Câu 14: Đâu là bằng chứng, chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á?

  • A. Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm.
  • B. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • C. Đặc biệt, hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, những công cụ bằng đá, được tìn thấy ở nhiều nơi khác như Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Phương thức kiếm sống của Người tối cổ là gì?

  • A. Trồng trọt, canh tác
  • B. Săn bắt, hái lượm
  • C. Đánh bắt thủy, hải sản
  • D. Sản xuất công nghiệp

Câu 16: Dấu tích Người tối cổ cụ thể được cho là đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

  • A. Nghệ An.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Cao Bằng
  • D. Lạng Sơn

Câu 17: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ cụ thể là đã được đánh giá

  • A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
  • B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
  • C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
  • D. Là những con người thông minh.

Câu 18: Dấu tích nào có niên đại cách ngày nay 5 triệu năm được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-do-ne-xi-a phán ánh quá trình chuyển biến từ vượn thành người?

  • A. Răng người tối cổ
  • B. Chiếc sọ Người tinh khôn
  • C. Di cốt của loài Vượn người
  • D.  Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ

 Câu 19: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn:

  • A. Người tối cổ, người tinh khôn, người hiện đại
  • B. Người tối cổ, vượn người, người tinh khôn
  • C.  Vượn người, người tối cổ, người tinh khôn
  • D. Người tối cổ, người tinh khôn

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về người tinh khôn?

  • A. Cơ thể gọn và linh hoạt
  • B. Có sự khéo léo và óc sáng tạo
  • C. Đã biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí, làm nhà cửa
  • D. Hộp sọ có kích thước lớn

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã được cho là do?

  • A. Sự phân phối sản phẩm thừa không đều
  • B. Sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc
  • C. Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao
  • D. Sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ 

Câu 22: Yếu tố cụ thể được cho đã không xuất hiện trong giai đoạn thị tộc phụ hệ?

  • A. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi.
  • B. Xã hội phân hóa giàu nghèo
  • C. Công cụ lao động kim khí.
  • D. Xã hội phân chia giai cấp.

Câu 23: Người nguyên thủy đã biết tời đồ đồng từ khoảng:

  • A. 1000 năm TCN
  • B.  2500 năm TCN
  • C.  3500 năm TCN
  • D.  4500 năm TCN

 Câu 24: Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

  • A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
  • B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
  • C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
  • D.Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

 Câu 25: Cư dân Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?

  • A. 2000 năm trước
  • B. 3000 năm trước
  • C. 4000 năm trước
  • D. 1000 năm trước

Câu 26: Lý do chính cụ thể được cho đã khiến con người thời nguyên thủy phải hợp tác với nhau trong lao động?

  • A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
  • B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
  • C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
  • D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau.

 Câu 27: Cư dân nào là người đầu tiên biết sử dụng đồng đỏ?

  • A. Người Tây Á và Ai Cập
  • B. Người Nam Á và Ấn Độ
  • C. Người Bắc Âu và Lã Mã
  • D. Người Trung Ấn và Lưỡng Hà

Câu 28: Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy ở Bắc Bộ Việt Nam đã trải qua các nền văn hóa khảo cổ nào?

  • A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh
  • B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
  • C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun
  • D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun

Câu 29: Yếu tố cụ thể được cho là đã tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy?

  • A. Chế tạo cung tên.
  • B. Công cụ bằng kim khí.
  • C. Làm đồ gốm.
  • D. Trồng trọt, chăn nuôi.

Câu 30: Việc sử dụng công cụ bằng kim loại không giúp cho người nguyên thủy ở Việt Nam

  • A. mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
  • B. biết dùng cày có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, dùng lưỡi hái để gặt
  • C. sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì đầu tiên.
  • D. hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc.

Câu 31: Xã hội có giai cấp được cho đã xuất hiện khi nào?

  • A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao 
  • B. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo
  • C. Con cái lấy theo họ bố
  • D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

 Câu 32: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí được cho là?

  • A. xã hội có giai cấp ra đời.
  • B. gia đình phụ hệ ra đời.
  • C. tư hữu xuất hiện.
  • D. thị tộc tan rã.

Câu 33: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu - nghèo,… được cho là những hệ quả của việc sử dụng?

  • A. Công cụ đá mới.
  • B. Công cụ bằng kim loại.
  • C. Công cụ bằng đồng.
  • D. Công cụ bằng sắt.

Câu 34: Con người phát hiện ra sắt vào khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng cuối thiên niên kỉ I TCN
  • B. Khoảng sau thiên niên kỉ I TCN
  • C. Khoảng thiên niên kỉ II TCN
  • D. Khoảng 3500 năm TCN

Câu 35: Ý nào sau đây cụ thể được cho không phải hệ quả do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

  • A. Xuất hiện tư hữu.
  • B. Xuất hiện giai cấp.
  • C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
  • D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 36: Việc phát hiện ra kim loại và sử dụng ngày càng phổ biến kim loại trong sản xuất đã dẫn đến thay đổi lớn nào trong đời sống xã hội của người nguyên thủy?

  • A. Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi phát triển.
  • B. Kỹ thuật luyện kim và chế tạo đồ đồng phát triển, các nghề thủ công nghiệp trở thành ngành sản xuất riêng.
  • C. Sự chuyên môn hóa trong sản xuất, thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa.
  • D. Người đàn ông trở thành chủ gia đình trong các thị tộc; xã hội bắt đầu phân hóa giàu -  nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.

Câu 37: Việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí đã mang lại kết quả gì lớn nhất?

  • A. khai khẩn được đất hoang
  • B. đưa năng suất lao động tăng lên
  • C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
  • D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.

Câu 38: Thiên nhiên kỷ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra nguyên liệu mới nào để chế tạo công cụ và vũ khí?

  • A.  Đồ đá
  • B.  Hợp kim
  • C.  Kim loại
  • D.  Chất dẻo

Câu 39: Con người biết dùng đồng thau vào khoảng: 

  • A. 1000 năm TCN
  • B. 2000 năm TCN
  • C. 3500 năm TCN
  • D. cuối thiên niên kỉ II -  đầu thiên niên kỉ I TCN

Câu 40: Câu nào sau đây có nội dung không đúng?

  • A. Văn hóa Đồng Đậu có niên đaị 1500 năm TCN; phân bố ở Bắc Bộ; hiện vật tìm thất bằng đồng khá phổ biến, gồm đục, dùi, cán, dao, mũi tên, lưỡi câu,…
  • B. Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 1500 năm TCN; phân bố ở khu vực Trung Bộ; hiện vật tìm thấy chủ yếu gồm đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,… bằng đồng.
  • C. Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại khoảng 1800 năm TCN; phân bố ở vùng Bắc Bộ; hiện vật tìm thấy chủ yếu là đục, lao, mũi tên,…
  • D. Văn hóa Gò Mun có niên đại khoảng 1000 năm TCN; phân bố ở khu vực Nam Bộ, hiện vật tìm thấy gồm: rìu, giáo, lao có ngạnh, lưỡi câu bằng đồng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ