[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:

  • A. Sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.
  • B. Sông Ấn và sông Hằng.
  • C. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • D. Sông Nin, sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.

Câu 2: Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong:

  • A. Công xã.
  • D. Làng xã.
  • C. Phường hội.
  • D. Ven các con sông lớn.

Câu 3: Đứng đầu nhà nước Ai Cập là:

  • A. Hoàng đế.
  • B. En-si.
  • C. Tăng lữ.
  • D. Pha-ra-ông.

Câu 4: Đứng đầu Vương quốc Ba-bi-lon được gọi là:

  • A. En-si.
  • B. Thiên tử.
  • C. Quý tộc quan lại.
  • D. Hoàng đế.

Câu 5:Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:

  • A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin.
  • B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.  
  • C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư
  • D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Câu 6: Đặc điểm nào không phải của sông Nin ở Ai Cập, sông sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát ở Lưỡng Hà là:

  • A. Cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
  • B. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ.
  • C. Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải.
  • D. Quanh năm mưa lũ, gây thiệt hại và khó khăn cho cư dân.

Câu 7: Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu:

  • A. Phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • B. Phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.
  • C. Phục vụ yêu cầu học tập.
  • D. Thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.

Câu 8: Người Ai Cập giỏi về hình học vì:

  • A. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.
  • B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
  • C. Phải xây dựng các công trình kiến trúc.
  • D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Câu 9: Thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà không còn tồn tại đến tận ngày nay là:

  • A. Kim tự tháp.
  • B. Tượng nhân sư.
  • C. Toán học.
  • D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 10:“Ai Cập là quà tặng của sông Nin” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:

  • A. Hê-rô-dốt.
  • B. Tu-xi-đít.
  • C. Pô-li-biu-xơ.
  • D. Xi-xê-rông.

Câu 11: Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm những quốc gia nào ngày nay:

  • A. Ấn Độ.
  • B. Pa-ki-xtan.
  • C. Nê-pan.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại hình thành gắn liền với hai con sông:

  • A. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
  • C. Sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Sông Nin và sông Ti-grơ.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

  • A. Phía bắc là những dãy núi cao.
  • B. Phái tây là những vùng đồng bằng trù phú được tên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng.
  • C. Ở lưu vực sông Ấn, có sự tác động của gió mùa, cây cối tươi tốt.
  • D. Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới.

Câu 14: Tác phẩm Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học:

  • A. Sử thi.
  • B. Truyền thuyết.
  • C. Truyện ngắn.
  • D. Văn xuôi.

Câu 15: Nhận đinh nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu lịch pháp của người Ấn Độ cổ đại:

  • A. Biết làm ra lịch.
  • B. Chia một năm làm 12 tháng.
  • C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
  • D. Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận.

Câu 16: Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất vì trong xã hội cổ đại vì:

  • A. Là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.
  • B. Là người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào.
  • C. Là người tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na.
  • D. Là người tạo ra những luật lệ hà khắc ở Ấn Độ.

Câu 17: Tôn giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập:

  • A. Hin-đu giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Thiên chúa giáo.

Câu 18: Một số thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay là:

  • A. Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
  • B. Chữ số 0.
  • C. Chùa hang A-gian-ta, cột đá A-sô-ca.
  • D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:

  • A. Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc.
  • B. Tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
  • C. Tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp. Tuy nhiên nó không còn tồn tại đến ngày nay.
  • D. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 20: Lãnh thổ Trung Quốc cổ đại so với ngày nay như thế nào:

  • A. Nhỏ hơn.
  • B. Rộng lớn hơn.
  • C. Bằng.
  • D. Tương đối rộng hơn.

Câu 21: Những con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại là:

  • A. Sông Nin và sông Hằng.
  • B. Sông Ấn và Sông Hằng.
  • C. Trường Giang và Dương Tử.
  • D. Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 22: Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở:

  • A.Hạ lưu Hoàng Hà và hạ lưu Trường Giang.
  • B. Lưu vực Trường Giang.
  • C. Thượng lưu Hoàng Hà và Trường Giang.
  • D. Vùng ven biển Đông Nam.

 Câu 23: Chệ độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại:

  • A. Nhà Chu.
  • B. Nhà Tần.
  • C. Nhà Nguyên.
  • D. Nhà Thương.

Câu 24: Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào năm:

  • A. 221 TCN.
  • B. 223 TCN.
  • C. 225 TCN.
  • D. 227 TCN.

Câu 25: Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc bằng:

  • A. Chiến tranh đánh bại các nước khác.
  • B. Thu phục các nước khác bằng hòa bình.
  • C. Luật pháp.
  • D. Tư tưởng, tôn giáo.

Câu 26: Nội dung học thuyết, tư tưởng của phái Phái gia là:

  • A. Chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.
  • B. Chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng pháp luật để cai trị.
  • C. Mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền lực.
  • D. Dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc.

Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:

  • A. Là lãnh thổ rộng lớn.
  • B. Bao gồm miền lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
  • C.Hy Lạp tương đối nghèo nàn về khoáng sản.
  • D. Thích hợp trồng nho và ô-liu do đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.

Câu 28: Hy Lạp và La Mã cổ đại được hình thành ở:

  • A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
  • B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
  • C. Trên các đồng bằng.
  • D. Trên các cao nguyên.

Câu 29: Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã là:

  • A. Khu vực Địa Trung Hải.
  • B. Nam bán đảo Ban Căng.
  • C. I-ta-li-a.
  • D. Miền đất ven bờ Tiểu Á.

Câu 30: Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã là:

  • A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
  • B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
  • C. Hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.
  • D. Khí hậu khô nóng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ