[Cánh diều] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 6: Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 6: Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Người đứng đầu làng xã trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:

  • A. Tiết độ sứ người Việt.
  • B. Viên Thái thú người Hán.
  • C. Người Việt.
  • D. Tiết độ sứ người Hán.

Câu 2: Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:

  • A. Viên tiết độ sứ người Hán.
  • B. Viên thái thú người Hán.
  • C. Quân đội đồn trú.
  • D. Viên thứ sử người Hán.

Câu 3: Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ:

  • A. Nhà Triệu.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Ngô.
  • D. Nhà Đường.

Câu 4: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
  • B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
  • C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
  • D. Bắt nhân dân ta cống nap các sản vật quý trên rừng, dưới biển.

Câu 5: Một trong những sản vật mà người Việt phải cống nạp cho chính quyền phương Bắc là:

  • A. Muối.
  • B. Gạo.
  • C. Sắt
  • D. Trầm hương

Câu 6: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng công cụ lao động phổ biến bằng:

  • A. Sắt.
  • B. Thiếc.
  • C. Đồng đỏ.
  • D. Đồng thau.

Câu 7: Chính sách nào dưới đây không phải là chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài tại các châu và các quận.
  • B. Mở trường lớp dạy chữ Hán.
  • C. Áp dụng luật Hán đối với người Việt.
  • D. Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.

Câu 8: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:

  • A. Nghề rèn sắt.
  • B. Nghề đúc đồng.
  • C. Nghề làm giấy.
  • D. Nghề làm gốm.

Câu 9: Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, phong tục của người Hán vào Việt Nam nhằm mục đích:

  • A. Để khai hóa văn minh cho dân tộc ta.
  • B. Đào tạo ra tầng lớp người tài, phục vụ cho chính quyền đô hộ.
  • C. Để phát triển văn hóa Hán trên lãnh thổ nước ta.
  • D. Để nô dịch và đồng hóa nhân dân ta.

Câu 10: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc?

  • A. Sử dụng chế độ tô thuế.
  • B. Bắt cống nạp sản vật.
  • C. Nắm độc quyền về muối và sắt.
  • D. Bắt nhổ lúa trồng đay.

Câu 11: Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc:

  • A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
  • B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.
  • C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.
  • D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển.

Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:

  • A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
  • B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
  • C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
  • D. Năng suất tăng hơn trước.

Câu 13: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

  • A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.
  • B. Nhà Ngô đặt nhiều thứ thuế, bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của

    nước ta về Trung Quốc.

  • C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.
  • D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.

Câu 14: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm:

  • A. Năm 34.
  • B. Năm 40.
  • C. Năm 42.
  • D. Năm 43.

Câu 15: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:

  • A. Năm 246.
  • B. Năm 247.
  • C. Năm 248.
  • D. Năm 249.

Câu 16: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:

  • A. Khởi nghĩa lan rộng, làm cho toàn thể Giao Châu chấn động.
  • B. Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
  • C. Bà Triệu xưng vương.
  • D. Quân Ngô tháo chạy về nước.

Câu 17: Người lên làm vua nước Vạn Xuân năm 550 là:

  • A. Lý Bí.
  • B. Phạm Tu.
  • C. Triệu Túc.
  • D. Triệu Quang Phục

Câu 18: Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:

  • A. Nhà Đường.
  • B. Nhà Lương.
  • C. Nhà Tùy.
  • D. Nhà Triệu.

Câu 19: Nhân định nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

  • A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
  • B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử cho dân tộc vào đầu thể kỉ X.
  • C. Trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
  • D. Để lại bài học kinh nghiệp quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.

Câu 20: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:

  • A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
  • B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.
  • C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
  • D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.

Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:

  • A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt.
  • B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
  • C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đầu tranh bất khuất không cam chịu của nhân dân ta.
  • D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc. 

 Câu 22: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) thất bại chủ yếu là do:

  • A. Lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
  • B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
  • C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
  • D. Người lãnh đạo không có tài năng.

Câu 23: Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:

  • A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).
  • B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
  • C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
  • D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).

 Câu 24: Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

  • A. Người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
  • B. Văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
  • C. Truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 25: Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt?

  • A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
  • B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên
  • C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích :

  • A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
  • B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
  • C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
  • D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 27: Bài thơ sau đây của Hồ Xuân Hương nói đến truyền thống văn hóa nào của người Việt:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.

  • A. Trồng cau.
  • B. Ăn trầu.
  • C. Hội làng.
  • D. Nhuộm răng.

Câu 28: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách:

  • A. Cai trị tàn bạo
  • B. Đồng hóa.
  • C. Thân dân.
  • D. Phân biệt dân tộc.

Câu 29: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam nhằm:

  • A. Thủ tiêu văn hóa của người Việt.
  • B. Phát triển văn hóa của người Việt.
  • C. Tiếp thu văn hóa của người Việt.
  • D. Truyền bá tinh hoa văn hóa của người Trung Quốc. 

Câu 30: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc:

  • A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
  • B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
  • C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
  • D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ