Câu 1: Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã là:
-
A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
- B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
- C. Hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.
- D. Khí hậu khô nóng.
Câu 2: Xpac-ta và A-ten được gọi là:
-
A. Hai thành bang tiêu biểu nhất ở Hy Lạp.
- B. Đại hội đồng nhân dân ở Hy Lạp.
- C. Các cơ quan nhà nước ở La Mã.
- D. Hai đế quốc hùng mạnh nhất trước khi La Mã mở rộng lãnh thổ.
Câu 3: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước:
- A. Quân chủ chuyên chế.
-
B. Chiếm hữu nô lệ.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Đế chế.
Câu 4: Người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:
- A. Thiên tử.
- B. Viện nguyên lão.
-
C. Ô-gu-xtu-xơ.
- D. Đại hội đồng nhân dân.
Câu 5: Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:
- A. Truyền thuyết.
-
B. Sử thi.
- C. Văn xuôi.
- D. Truyện ngắn.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:
- A. Là lãnh thổ rộng lớn.
- B. Bao gồm miền lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
-
C. Hy Lạp tương đối nghèo nàn về khoáng sản.
- D. Thích hợp trồng nho và ô-liu do đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.
Câu 7: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
-
C.Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- D. Chăn nuôi gia súc.
Câu 8: Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào:
-
A. Khoảng thế kỉ II.
- B. Khoảng thế kỉ III.
- C. Khoảng thế kỉ IV.
- D. Khoảng cuối thế kỉ II.
Câu 9: Điểm chung về thành tưu văn hóa của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
- A. Sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ.
-
B.Biết làm ra lịch dương dựa vào chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
- C. Dùng chữ để viết số.
- D. Tôn thờ nhiều vị thần tự nhiên.
Câu 10: Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại:
- A. Ta-lét.
- B. Pi-ta-go.
- C. Ác-si-mét.
-
D. Ô-gu-xtu-xơ.
Câu 11: Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ:
- A. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
-
B.Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
- C. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
- D. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
Câu 12: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Hy Lạp và La Mã so với phương Đông cổ đại là:
- A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.
- B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.
- C. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.
-
D.Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.
Câu 13: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò:
-
A. Bầu cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
- B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
- C. Chỉ tồn tại về hình thức.
- D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu 14: Đặc điểm không phải của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:
- A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.
- B. Chính quyền, quân đội riêng.
- C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.
-
D.Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.
Câu 15: Ý nào sau đây đã thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
- A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
-
B.Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
- C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
- D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.
Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị kinh tế và văn hóa của cây Ô-liu của Hy Lạp:
- A. Ô liu là cây trồng phổ biến nhất ở Hy Lạp.
- B. Cành lá ô liu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và hoà bình.
- C. Hy Lạp là một trong các quốc gia xuất khẩu dầu ô liu hàng đầu thế giới.
-
D.Dầu ô-liu dùng để làm giảm đau, sát trùng và làm nóng cơ thể.
Câu 17: Sử học Hy Lạp được gọi là:
-
A.Cội nguồn của sử học phương Tây.
- B. Quê hương của sử học thế giới.
- C. Nơi có nhiều nhà sử học nổi tiếng nhất phương Tây.
- D. Nơi có những tác phẩm sử học đồ sộ nhất phương Tây.
Câu 18: Thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:
- A. Đấu trường Cô-li-dê.
- B. Tượng lực sĩ ném đĩa.
- C. Số La Mã, chữ số La-tin.
-
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã vì:
- A. đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng lúa mì.
- B. Lòng đất có nhiều khoáng sản như đồng, chì, sắt…nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
- C. Đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
-
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Đâu không phải tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại?
- A. Thần Vệ nữ Mi-lô.
- B. Lực sĩ ném đĩa.
-
C. Tượng David.
- D. Nữ thần A-tê-na.