Câu 1: Những con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại là:
- A. Sông Nin và sông Hằng.
- B. Sông Ấn và Sông Hằng.
- C. Trường Giang và Dương Tử.
-
D. Hoàng Hà và Trường Giang.
Câu 2: Nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc vào:
- A. Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN đến giữa thiên niên kỉ II TCN.
- B. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN đến cuối thiên kỉ II TCN.
-
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN đến cuối thiên niên kỉ II TCN.
- D. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN đến đầu thiên kỉ II TCN.
Câu 3: Đánh bại các nước và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN là:
- A. Nhà Nguyên.
- B. Nhà Chu.
- C. Nhà Thương.
-
D. Nhà Tần.
Câu 4: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruông của địa chủ để cày cấy gọi là:
- A. Nông dân tự canh.
-
B. Nông dân lĩnh canh.
- C. Nông dân làm thuê.
- D. Nông nô.
Câu 5: Khi nhận ruộng, nông dân lĩnh canh phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:
- A. Thuế.
- B. Tô lao dịch.
-
C. Địa tô.
- D. Cống phẩm.
Câu 6: Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là:
- A. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên.
-
B. Kinh Thi.
- C. Hồng Lâu Mộng.
- D. Tây Du Kí.
Câu 7: Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào năm:
-
A. 221 TCN.
- B. 223 TCN.
- C. 225 TCN.
- D. 227 TCN.
Câu 8: Nhà Tần thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc vì:
-
A. Có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất.
- B. Có Tần Thủy Hoàng lãnh đạo cuộc chiến tranh.
- C. Có hệ thống pháp luật dùng chung cả nước.
- D. Nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang.
Câu 9: Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại ngắn nhất là:
-
A. Nhà Tùy.
- B. Nhà Đường.
- C. Nhà Tấn.
- D. Thời Nam – Bắc Triều.
Câu 10: Đại diện cho phái Nho gia ở Trung Quốc là:
- A. Hàn Phi Tử.
- B. Mặc Tử.
- C. Lão Tử.
-
D. Khổng Tử.
Câu 11: Công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:
-
A. Vạn Lí Trường Thành.
- B. Thành Ba-bi-lon.
- C. Đấu trường Cô-li-dê.
- D. Đền Pác-tê-nông.
Câu 12: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là:
- A. Nông dân tự canh.
-
B. Nông dân lĩnh canh
- C. Nông dân làm thuê.
- D. Nông nô.
Câu 13: Nội dung học thuyết, tư tưởng của phái Phái gia là:
- A. Chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.
-
B. Chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng pháp luật để cai trị.
- C. Mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền lực.
- D. Dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc.
Câu 14: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì
- A. Nhà Hạ.
- B. Nhà Thương.
- C. Nhà Chu.
-
D. Xuân Thu - Chiến Quốc.
Câu 15: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích:
-
A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
- B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
- C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
- D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.
Câu 16: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:
-
A. Vạn Lí Trường Thành.
- B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
- C. La bàn.
- D. Sử kí của Tư Mã Thiên.
Câu 17: Thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII không được truyền bá và có sự ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là:
- A. Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu...
- B. Người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội.
- C. Chữ Hán được được sử dụng trong thi cử.
-
D. Sử dụng kĩ thuật làm giấy.
Câu 18: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Hoàng Hà dài 5464 km, là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc. Con sông này chứa lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới. “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa“ Lưu vực Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc suốt một thời kì dài. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....
Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về con sông nào ở miền Bắc Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự:
- A. Sông Mã.
- B. Sông Cả.
- C. Sông Đuống.
-
D. Sông Hồng.
Câu 19: Quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là:
-
A. Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.
- B. Học kiến thức trước, có kiến thức mới có thể giúp ích được cho xã hội.
- C. Cần phải học kiến thức văn hóa từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- D. Học văn hóa trước, tìm hiểu kiến thức xã hội sau.