Câu 1: Lịch sử là gì?
- A. Những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
-
B. Những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- C. Những hoạt động của con người trong tương lai.
- D. Những hoạt động của con người đang diễn ra.
Câu 2: Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:
- A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.
- B. Xã hội loài người trong quá khứ.
-
C. Lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
- D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Câu 3: Học lịch sử để biết được:
-
A. Cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, biết lịch sử của nhân loại.
- B. Nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.
- C. Sự biến đổi khí hậu của Trái đất.
- D. Sự vận động của thế giới tự nhiên.
Câu 4: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:
- A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.
- B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.
- C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.
-
D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.
Câu 5: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:
- A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
- B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
- C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
-
D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:
- A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
-
B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
- D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 7: Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
-
D. Các bài nghiên cứu khoa học.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:
- A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.
- B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.
-
C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.
- D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại.
Câu 9: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử:
-
A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
- B. Sự hình thành các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- C. Hoạt động của vương triều Nguyễn.
- D. Các trận đánh lớn của quân và dân ta.
Câu 10: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống:
- A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
- B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
- C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
-
D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:
- A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
- B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40.
-
D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025.
Câu 12: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng được gọi là:
-
A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu chữ viết.
- C. Tư liệu hiện vật.
- D. Tư liệu gốc.
Câu 13: Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là:
- A. Tư liệu gốc.
- B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu gốc.
-
D. Tư liệu hiện vật.
Câu 14: Con người cần phải biết về sự thay đổi kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam vì:
- A. Như vậy mới hiểu được sự tiến bộ của kĩ thuật canh tác so với thời trước.
- B. Như vậy mới hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.
- B. Như vậy mới cho sản lượng nông nghiệp cao.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:
- A. Đê-mô-crit.
- B. Hê-ra-crit.
- C. Xanh-xi-mông.
-
D. Xi-xê-rông.
Câu 16: Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:
- A. Tư liệu gốc.
-
B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu gốc.
- D. Tư liệu hiện vật.
Câu 17: Đâu không phải là lí do để khẳng định “Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống”:
- A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
- B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
- C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
-
D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.
Câu 18: Yếu tố nào sau đây được dùng để nói về một chuyện trong quá khứ:
- A. Thời gian.
- B. Không gian xảy ra.
- C. Con người liên quan tới sự kiện đó.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Tác giả của hai câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là:
-
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Nguyễn Khoa Điềm.
- C. Võ Nguyên Giáp.
- D. Huy Cận.
Câu 20: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định:
- A. Không gian diễn ra các sự kiện.
- B. Chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
- C. Mối quan hệ giữa các sự kiện.
-
D. Thời gian xảy ra các sự kiện.
Câu 21: Người xưa làm ra lịch bằng cách:
- A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
- C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
-
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 22: Âm lịch được tính theo:
- A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
-
B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
- C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
Câu 23: Công lịch là loại lịch dung ở:
- A. Châu Âu.
- B. Châu Á.
- C. Châu Mĩ.
-
D. Trên thế giới.
Câu 24: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:
- A. Đức Phật ra đời.
-
B. Chúa Giê-su ra đời.
- C. Chúa Giê-su qua đời.
- D. Nguyệt thực toàn phần.
Câu 25: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:
- A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng.
- B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác.
-
C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia.
- D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.
Câu 26: Công lịch được dùng cho đến:
- A. Hết thời cổ đại.
- B. Hết thời cận đại.
- C. Hết thời trung đại.
-
D. Cho đến ngày nay.
Câu 27: Năm 201 thuộc thế kỉ:
-
A. III.
- B. IV.
- C. II.
- D. I.
Câu 28: Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là:
- A. 1840 năm.
- B. 2021 năm.
-
C. 2200 năm.
- D. 2179 năm.
Câu 29: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1 885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đó đã nằm dưới đất 3 877 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra bình gốm vào năm:
- A. 2002.
-
B. 1992.
- C. 1995.
- D. 2005.
Câu 30: Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021) là:
- A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
- B. 1005 năm, 11 thế kỉ.
- C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
-
D. 1005 năm, 10 thế kỉ.