Trắc nghiệm Lịch sử 6 cánh diều học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cần phải xác định thời gian trong lịch sử vì

  • A. Lịch sử đã diễn ra không bao giờ lặp lại
  • B.  Lịch sử diễn ra theo trình tự thời gian
  • C. Lịch sử là những gì đã diễn ra không còn tồn tại thực
  • D. Lịch sử là các câu chuyện dân gian được kể từ đời này sang đời khác.

Câu 2: Người xưa không dùng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A. Đồng hồ cát
  • B. Đồng hồ nước
  • C. Đồng hồ điện tử
  • D. Đồng hồ mặt trời 

Câu 3: Cơ sở để con người xác định được thời gian và tạo ra lịch?

  • A. Đếm số ngày trong một năm.
  • B. Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời.
  • C. Dựa trên lịch của người nguyên thủy.
  • D. Quan sát các hiện tượng xã hội.

Câu 4: Trên thế giới các dân tộc đều sử dụng chung một bộ lịch là?

  • A. Âm lịch
  • B. Lịch tôn giáo
  • C. Công lịch
  • D. Lịch tài chính

 Câu 5: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?

  • A.4
  • B.3
  • C.2
  • D.1

 Câu 6: Người phương Đông cổ đại sử dụng loại lịch nào?

  • A.  Âm lịch
  • B. Dương lịch
  • C. Công lịch
  • D. Lịch Hồi giáo

 Câu 7: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là:

  • A. Lịch công giáo
  • B. Dương Lịch
  • C.  Âm Lịch
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Theo âm lịch năm nhuận có bao nhiêu ngày?

  • A.  265 ngày
  • B.  365 ngày
  • C.  385 ngày
  • D.  366 ngày

Câu 9: Công lịch ra đời dựa trên cơ sở

  • A. Cải biến lịch Hồi giáo
  • B. Hoàn chỉnh lịch vạn niên
  • C. Sửa đổi cách tính của âm lịch
  • D. Dương lịch đã được hoàn chỉnh

 Câu 10: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013.

  • A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm
  • B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm
  • C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm
  • D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,000 năm

Câu 11: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Mặt Trời gọi là?

  • A. Nông lịch
  • B. Âm lịch
  • C. Phật lịch
  • D. Dương lịch

 Câu 12: Năm đầu tiên của Công lịch là năm

  • A.  Thánh Ala ra đời
  • B.  Thần Brahma ra đời
  • C.  Phật Thích Ca ra đời
  • D.  Chúa Giê-su ra đời

 Câu 13: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

  • A. 100 năm
  • B. 10 năm
  • C. 1000 năm
  • D. 10000 năm

 Câu 14: Cho sự kiện sau:

- Bính Thìn- Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương.

Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện trên so với năm 2018.

  • A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
  • B. 1003 năm, 11 thế kỉ.
  • C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
  • D. 1003 năm, 10 thế kỉ.

Câu 15: Lịch chính thức được sử dụng ở Việt Nam hiện nay là

  • A.  Công lịch
  • B.  Lịch vạn niên
  • C.  Dương lịch
  • D.  Âm lịch

 Câu 16: Khẳng định nào sau đây không đúng:

  • A. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo trình tự của nó.
  • B. Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trời xung quanh Trái Đất.
  • C. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.
  • D. Một thập kỷ là 10 năm, một thiên nhiên kỷ là 1000 năm.

 Câu 17: Người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu tính thời gian theo:

  • A.  Công lịch
  • B.  Dương lịch
  • C.  Âm lịch
  • D.  Hệ thống lịch riêng

 Câu 18: Ở nước ta, ngày lễ nào được tính theo âm lịch?

  • A.    Ngày Nhà giáo Việt Nam
  • B.    Ngày Quốc khách
  • C.    Tết Nguyên đán
  • D.    Ngày Thương binh liệt sĩ

 Câu 19: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, em hãy cho biết cách tính nào sau đây là đúng:

  • A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.
  • B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
  • C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.
  • D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

Câu 20: Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 cách thời điểm hiện tại:

  • A.  Hơn 1 thập kỷ
  • B.  Hơn 1 thế kỷ
  • C.  Gần 10 thập kỷ
  • D.  Một nửa thiên niên kỷ

Câu 21: Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần

  • A.  Có tư liệu lịch sử.
  • B.  Có phòng thí nghiệm.
  • C.  Tham gia các chuyến đi điền dã.
  • D.  Tham gia vào các sự kiện.

Câu 22: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Các bài nghiên cứu khoa học

Câu 23: Ý nghĩa và giá trị của sử liệu:

  • A. Sử liệu chính là phương tiện mà thông qua đó nhà sử học có thể nhận thức được những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • B. Các nguồn sử liệu là bằng chứng giúp các nhà sử học "dựng lại lịch sử" một cách chính xác và khách quan nhất.
  • C. Các nguồn tư liệu còn giúp ta hình dung về cuộc sống tinh thần và vật chất của cuộc sống con người, giúp lí giải một số hiện tượng, sự việc dựa trên những chứng cứ khoa học.
  • D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 24: Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
  • B. Chỉ là những tranh, ảnh.
  • C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.
  • D. Là các văn bản ghi chép.

 Câu 25: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Không thuộc các loại tư liệu nói trên

 Câu 26: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu hiện vật
  • D. Không được coi là tư liệu lịch sử

 Câu 27: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

  • A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác.
  • B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.
  • C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
  • D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.

 Câu 28: Khai thác nguồn tư liệu hiện vật có ý nghĩa giúp ta biết được

  • A.  Phần nào hiện thực lịch sử diễn ra.
  • B.  Tương đối đầy đủ về đời sống con người.
  • C.  Chính xác nhất đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người xưa.
  • D.  Cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

 Câu 29: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Truyền miệng
  • C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
  • D. Ca dao, dân ca

Câu 30: "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc loại tư liệu?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Tư liệu gốc
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Truyền miệng

 Câu 31: Khi tìm hiểu lịch sử, loại tư liệu nào là nguồn đáng tin cậy nhất?

  • A. Tư liệu gốc
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu hiện vật
  • D. Tư liệu truyền miệng

 Câu 32: Tư liệu như thế nào gọi là tư liệu gốc?

  • A.Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó
  • B.Tư liệu được tổng hợp qua nghiên cứu các hiện vật
  • C.Tư liệu được truyền miệng từ đời này qua đời khác
  • D.Tư liệu được tuyển tập từ các câu chuyện cổ

 Câu 33: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,… Thuộc nhóm tư liệu nào dưới đây?

  • A.Tư liệu hiện vật
  • B.Tư liệu gốc
  • C.Tư liệu truyền miệng
  • D.Tư liệu chữ viết

 Câu 34: Nguồn tư liệu nào thường mang tính chủ quan của tác giả tư liệu?

  • A. Tư liệu gốc
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Tư liệu truyền miệng

Câu 35: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ thuộc nhóm tư liệu gì?

  • A.Tư liệu truyền miệng
  • B.Tư liệu gốc
  • C.Tư liệu hiện vật
  • D.Tư liệu chữ viết

Câu 36: Tư liệu nào sau đây không thuộc nhóm tư liệu hiện vật?

  • A.  Quần thể di tích cố đô Huế
  • B.  Rìu đá núi đọ
  • C.  Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • D.  Trống đồng Đông Sơn

 Câu 37: "Đại Việt Sử kí toàn thư" thuộc nguồn sử liệu nào?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu gốc
  • D. Tư liệu truyền miệng

 Câu 38: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

  • A. Ca dao, dân ca
  • B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
  • C. Truyện dã sử
  • D. Truyền thuyết

Câu 39: Xác định câu sai về nội dung trong các câu sau:

  • A. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.
  • B. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
  • C. Tư liệu hiện vật là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.
  • D. Các nhà sử học dựa vào các nền văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.

 Câu 40: Đâu không phải là một nguồn sử liệu

  • A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
  • B. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định)
  • C. Truyền thuyết Thánh Gióng
  • D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ