Câu 1: Dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng:
- A. 600 000 năm trước.
- B. 700 000 năm trước.
-
C. 800 000 năm trước.
- D. 900 000 năm trước.
Câu 2: Đặc điểm của Vượn người là:
- A. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
- B. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
- C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3.
- D. Có thể đi bằng hai chi sau.
Câu 3: So với Vượn người, Người tối cổ đã có tiến hóa hơn về:
- A. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.
- B. Thể tích hộp sọ trung bình là 400 cm3.
- C. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
-
D. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về Người tinh khôn:
- A. Có thể đi bằng hai chi sau.
- B. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
- C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650cm3 đến 1 200 cm3.
-
D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
Câu 5: Người Nê-an-đéc-tan có niên đại khoảng 100 000 năm trước thuộc dạng:
- A. Người tối cổ.
-
B. Người tinh khôn.
- C. Vượn người.
- D. Vượn người và Người tối cổ.
Câu 6: Bộ xương hóa thạch được tìm thấy vào năm 1974 tại Ê-ti-ô-pi-a (thuộc Đông Phi) được gọi là:
- A. Người Ê-ti-ô-pi-a.
- B. Người Gia-va.
- C. Người Nê-an-đéc-tan.
-
D. Cô gái Lu-cy.
Câu 7: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hóa thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm:
- A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
- B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
- C. Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a).
-
D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
Câu 8: Những dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở khu vực:
-
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Hòa Bình, Lai Châu.
- D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 9: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:
-
A. Chế tác công cụ lao động.
- B. Biết cách tạo ra lửa.
- C. Chế tác đồ gốm.
- D. Chế tác đồ gỗ.
Câu 10: Năm 1978, các nhà khoa học cổ đã phát hiện tại La-e-tô-li của Tan-da-ni-a các dấu chân người để lại trên tro bụi của núi lửa, có niên đại khoảng 3,7 triệu năm tại:
- A. Tây Á.
- B. Bắc Mỹ.
-
C. Đông Phi.
- D. Trung Âu.
Câu 11: Cách ngày nay 15 vạn năm là niên đạu xuất hiện của:
- A. Vượn người.
- B. Người tối cổ.
- C. Bầy người nguyên thủy.
-
D. Người tinh khôn.
Câu 12: Dấu vết cổ xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:
-
A. Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
- B. Chiếc sọ của Người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a).
- C. Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
- D. Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam).
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về người tinh khôn:
- A. Cơ thể gọn và linh hoạt
- B. Có sự khéo léo và óc sáng tạo
- C. Đã biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí, làm nhà cửa
-
D. Hộp sọ có kích thước lớn.
Câu 14: Quan niệm nào dưới đây về nguồn gốc của loài người phù hợp với khoa học lịch sử:
- A. Chúa Giê-su cho rằng: Chúa đã tạo ra loài người.
- B. Nhà khoa học Đác-uyn cho rằng: Loài người có nguồn gốc từ động vật.
- C. Truyền thuyết người Việt cho rằng: Con người con nguồn gốc từ con Rồng cháu Tiên.
-
D. Con người có nguồn gốc từ một loài Vượn cổ cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm.
Câu 15: Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá là:
- A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
- B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
-
C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
- D. Là những con người thông minh.
Câu 16: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn là:
- A. Thể tích óc phát triển.
- B. Bàn tay khéo léo.
-
C. Óc sáng tạo.
- D. Xương cốt nhỏ.
Câu 17: Công cụ lao động của Người tối cổ được chế tác từ:
-
A. Đá.
- B. Sắt.
- C. Chì.
- D. Đồng thau.
Câu 18: Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện trên phương diện:
- A. Công cụ lao động.
- B. Cách thức lao động.
- C. Địa bàn cư trú.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Công cụ lao động chủ yếu của Người tối cổ là:
- A. Những hòn đá được chế tác, mài.
- B. Những hòn đá được ghè ở một hoặc cả hai mặt.
- C. Công cụ cầm tay được chế tác.
-
D. Những mẩu đá vừa vặn cầm tay.
Câu 20: Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người thời nguyên thủy là:
- A. Con người ăn chung.
- B. Con người ở chung.
- C. Có sự phân công lao động và giúp đỡ lẫn nhau.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21: Đời sống vật chất của Người tinh khôn được thể hiện qua việc:
- A. Những mẩu đá vừa vặn cầm tay để làm công cụ lao động.
- B. Di chuyển đến những khu rừng để tìm kiếm thức ăn.
-
C. Con người và động vật sống gần nhau.
- D. Biết dùng lửa để nướng chín thức ăn và sưởi ấm.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về đời sống tinh thần của người nguyên thủy:
- A. Chôn cất người chết.
-
B. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
- C. Sùng bái “vật tổ”.
- D. Làm sáo trúc bằng xương chim.
Câu 23: Người nguyên thủy tạo ra lửa để:
- A. Nấu chín thức ăn.
- B. Sưởi ấm.
- C. Xua đuổi động vật.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 24: Hãy tưởng tưởng, nếu em đang ở trong một khu rừng xa xôi, hoang vắng chỉ có cây cối, hang đá, thú rừng và không có các vật dụng thời hiện đại như bật lửa, diêm, điện thoại di động, áo mưa, lương thực,…cuộc sống của em sẽ giống cuộc sống của:
- A. Người tinh khôn.
- B. Người hiện đại.
- C. Vượn người.
-
D. Người nguyên thủy.
Câu 25: Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo cuối thời nguyên thời nguyên thủy ở Việt Nam là:
-
A. Sự xuất hiện của công cụ lao động sản xuất bằng kim loại.
- B. Con người cư trú ở những địa bàn khác nhau.
- C. Diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
- D. Năng suất lao động tăng cao.
Câu 26: Nhận định nào dưới đây không đúng về chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy:
- A. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
- B. Năng suất lao động làm ra ngày càng tăng.
- C. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên.
-
D. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới như làm trang sức, làm đồ gốm.
Câu 27: Khai quật các di chỉ thuộc nền văn hóa Đồng Đậu, các nhà khoa học phát hiện được nhiều dấu tích hố cột, nền nhà, bếp lò,.... Điều này chứng tỏ:
- A. Con người đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
-
B. Con người đã dần cư trú ổn định.
- C. Con người sống quây quần, gắn bó với nhau.
- D. Con người thu hẹp diện tích canh tác để làm nhà ở.
Câu 28: Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú:
- A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.
-
B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.
- C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá.
- D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó.
Câu 29: Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hóa
- A. Sa Huỳnh.
- B. Đồng Nai.
- C. Đồng Đậu.
-
D. Phùng Nguyên.
Câu 30: Công cụ lao động bằng đồng thau đã nhiều hơn hẳn về số lượng và phong phú về chủng loại ở nền văn hóa:
- A. Đồng Đậu.
-
B. Gò Mun.
- C. Phùng Nguyên.
- D. Sa Huỳnh.