Câu 1: Nền văn minh Ấn Độ cổ đại hình thành gắn liền với hai con sông:
- A. Hoàng Hà và Trường Giang.
- B. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
-
C. Sông Ấn và sông Hằng.
- D. Sông Nin và sông Ti-grơ.
Câu 2: Người Đra-vi-đa thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra) trong chế độ đẳng cấp Vác-na dựa trên sự phân biệt về:
- A. Tôn giáo.
- B. Nghề nghiệp.
-
C. Chủng tộc, màu da.
- D. Văn hóa, phong tục.
Câu 3: Đẳng cấp Ksa-tri-a trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
- A. Tăng lữ.
-
B. Quý tộc, chiến binh.
- C. Nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
- D. Những người thấp kém trong xã hội.
Câu 4: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn:
- A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
-
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- D. Phật giáo và Hồi giáo.
Câu 5: Chữ viết ra đời sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ làL
- A. Chữ hình nêm.
- D. Chữ Chăm cổ.
- C. Chữ Hán.
-
D. Chữ Phạn.
Câu 6: Ngày nay các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là:
- A. Số Ấn Độ.
- B. Số La Mã.
-
C. Số Ả-rập.
- D. Số Ai Cập.
Câu 7: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có:
- A. 1 đẳng cấp.
- B. 2 đẳng cấp.
- C. 3 đẳng cấp.
-
D. 4 đẳng cấp.
Câu 8: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, những người có địa vị thấp kém là:
- A. Bra-man.
- B. Ksa-tri-a.
- C. Vai-si-a.
-
D. Su-đra.
Câu 9: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:
- A. Phía bắc là những dãy núi cao.
- B. Phái tây là những vùng đồng bằng trù phú được tên bởi sự bồi đắp phù sa của sông Ấn và sông Hằng.
-
C. Ở lưu vực sông Ấn, có sự tác động của gió mùa, cây cối tươi tốt.
- D. Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới.
Câu 10: Nhận đinh nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu lịch pháp của người Ấn Độ cổ đại:
- A. Biết làm ra lịch.
- B. Chia một năm làm 12 tháng.
-
C. Chia mỗi tháng có 29 ngày.
- D. Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận.
Câu 11: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thuận lợi để phát triển:
- A. Thủ công nghiệp.
- B. Thương nghiệp.
- C. Trao đổi, buôn bán trên biển.
-
D. Nông nghiệp.
Câu 12: Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập:
- A. quân chủ chuyên chế.
- B. cộng hòa quý tộc.
-
C. Đẳng cấp Vác-na.
- D. Phân biệt tôn giáo.
Câu 13: Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm những quốc quốc gia nào ngày nay:
- A. Ấn Độ, Ả Rập.
- B. Ấn Độ, Băng-la-đét.
- C. Pa-ki-xtan, Nê-pan.
-
D. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét.
Câu 14: Xã hội Ấn Độ cổ đại không bao gồm tầng lớp:
- A. Nông dân công xã.
- B. Quý tộc.
- C. Nô lệ.
-
D. Bình dân thành thị.
Câu 15: Bra-man (tăng lữ) có vị thế cao nhất vì trong xã hội cổ đại vì:
-
A. Là những người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền lực.
- B. Là người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào.
- C. Là người tạo ra chế độ đẳng cấp Vác-na.
- D. Là người tạo ra những luật lệ hà khắc ở Ấn Độ.
Câu 16: Tôn giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập:
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Phật giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Thiên chúa giáo.
Câu 17: Theo lịch của người Ấn cổ đại, sau bao nhiêu năm sẽ có một tháng nhuận?
- A. 2 năm.
- B. 3 năm.
- C. 4 năm.
-
D. 5 năm.
Câu 18: Chữ Phạn ở Ấn Độ cổ đại còn được gọi là:
- A. Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút.
- B. Chữ viết trên đất sét.
-
C. San- krít.
- D. Chữ hình nêm.
Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:
- A. Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc.
- B. Tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
-
C. Tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp. Tuy nhiên nó không còn tồn tại đến ngày nay.
- D. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu 20: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ
- A. Tên một ngọn núi.
-
B. Tên một con sông.
- C. Tên một tộc người.
- D. Tên một sử thi.
Câu 21: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là:
- A. Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
-
C. Bà La Môn giáo.
- D. Thiên Chúa giáo.
Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại ở Ấn Độ:
- A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
- B. Ma-ha-bha-ra-ta được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
- C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na thuộc thể loại sử thi.
-
D. Ra-ma-y-a-na kể về tình yêu vĩ đại, đức hi sinh của người mẹ dành cho con.
Câu 23: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có điểm gì khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà?
-
A. Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
- B. Ấn Độ có địa hình và khí hậu giống nhau ở mỗi miền.
- C. Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
- D. Có những dòng sông lớn bồi đắp phù sa màu mỡ.