Câu 1: Những dấu tích xương hóa thạch cổ xưa nhất được tìm thấy ở:
- A. Đông Phi.
- B. Đông Bắc Á.
- C. Đông Nam Á.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Các nhà khoa học phát hiện ra công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ vào khoảng:
-
A. 400 000 năm trước.
- B. 600 000 năm trước.
- C. 800 000 năm trước.
- D. 100 000 năm trước.
Câu 3: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:
-
A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
- B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
- C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
- D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.
Câu 4: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:
- A. Khoảng 3 triệu năm.
-
B. Khoảng 5-6 triệu năm.
- C. Khoảng 6-7 triệu năm.
- D. Khoảng 150 000 năm trước.
Câu 5: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay:
-
A. Khoảng 4 triệu năm trước.
- B. Khoảng 5 triệu năm trước.
- C. Khoảng 6 triệu năm trước.
- D. Khoảng 7 triệu năm trước.
Câu 6: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay:
- A. Khoảng 3 triệu năm.
- B. Khoảng 5-6 triệu năm.
- C. Khoảng 6-7 triệu năm.
-
D. Khoảng 150 000 năm trước.
Câu 7: Cô gái Lu-cy được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại khoảng:
- A. 1,3 triệu năm trước.
- B. 1,2 triệu năm trước.
-
C. 3,2 triệu năm trước.
- D. 2,3 triệu năm trước
Câu 8: Phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:
- A. Nhỏ hẹp.
- B. Chủ yếu ở miền Bắc.
- C. Hầu hết ở miền Trung.
-
D. Rộng khắp.
Câu 9: Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
- A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
- B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
- C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
-
D. An Khê (Gia Lai).
Câu 10: Nguồn gốc của loài người là:
- A. Người tối cổ.
- B. Người tinh khôn.
- C. Vượn cổ.
-
D. Vượn người.
Câu 11: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:
- A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
-
B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
- C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
- D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Câu 12: Người hiện đại thuộc nhóm người:
- A. Vượn cổ.
- B. Người tối cổ.
-
C. Người tinh khôn.
- D. Người thông minh.
Câu 13: Di cốt hóa thạch của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:
- A. A-ny-át (Mi-an-ma).
- B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
- C. Koo-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a).
-
D. Sa-ra-wak (In-đô-nê-xi-a).
Câu 14: Di chỉ đồ đá của Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy tại:
- A. Pôn-a-đung (Mi-an-ma).
-
B. An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc (Việt Nam).
- C. Gia-van (In-đô-nê-xi-a).
- D. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam).
Câu 15: Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở:
- A. Châu Á.
- B. Châu Mĩ.
-
C. Châu Phi.
- D. Châu Âu.
Câu 16: Vượn người đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ rất sớm và tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn vì:
-
A. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
- B. Có nhiều cây cối, thú rừng, thuận lợi cho việc săn bắt, hái lươ,j.
- C. Người tinh khôn biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
- D. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, thuận lợi cho việc tìm địa bàn cư trú.
Câu 17: Loài người thuộc những khu vực nào dưới đây có chung nguồn gốc:
- A. Châu Á và châu Âu.
- B. Châu Phi và Châu Mĩ.
- C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ.
-
D. Con người trên tất cả các châu lục đều có chung nguồn gốc.
Câu 18: Tổ chức đầu tiên của người nguyên thủy là:
- A. Công xã nông thôn.
-
B. Bầy người nguyên thủy.
- C. Thị tộc.
- D. Bộ lạc.
Câu 19: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển:
- A. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyển lên giai đoạn Người tinh khôn.
- B. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyên lên giai đoạn thị tộc.
- C. Giai đoạn thị tộc chuyển lên giai đoạn bộ lạc.
-
D. Giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyên lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.
Câu 20: Trong giai đoạn bầy người nguyên thủy:
-
A. Có 5-7 gia đình lớn.
- B. Có vài chục gia đình có quan hệ huyết thống.
- C. Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.
- D. Chưa có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
Câu 21: Hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc “kết nối với thế giới bên kia” thể hiện:
-
A. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
- B. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.
- C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
- D. Đời sống vật chất phong phú, đa dạng.
Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự sùng bái “vật tổ” của người nguyên thủy:
- A. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật, thực vật hoặc các hiện tượng tự nhiên.
-
B. Đa số các động vật được tôn sùng được dùng để gọi tên bộ lạc.
- C. Động vật, thực vật được tôn sùng trở thành “vật tổ”.
- D. Sùng bái “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy.
Câu 22: Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng chứng tỏ:
- A. Công cụ và đồ trang sức được làm ra ngày càng nhiều.
- B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng bắt đầu xuất hiện.
- C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các gia đình.
-
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.
Câu 23: Con người phát hiện ra đồng một cách ngẫu nhiên từ:
- A. Nham thạch do núi lửa phun trào.
- B. Đám tro tàn sau những vụ cháy rừng.
- C. Nhặt được những khối đồng nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 24: Con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ khoảng:
-
A. Thiên niên kỉ IV TCN.
- B. Thiên niên kỉ V TCN.
- C. Thiên niên kỉ VI TCN.
- D. Thiên niên kỉ VII TCN.
Câu 25: Công cụ lao động giúp giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú:
- A. Nhựa.
- B. Đá.
- C. Đồng.
-
D. Sắt.
Câu 26: Mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội khi có tư hữu xuất hiện là:
- A. Con người có mối quan hệ bình đẳng.
- B. Con người ăn chung, ở chung, giúp đỡ nhau.
- C. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
- D. Quan hệ bình đẳng được thay thế bằng quan hệ bất bình đẳng.
Câu 27: Sự phân hóa của xã hội cuối thời nguyên thủy ở các nước trên thế giới có đặc điểm:
- A. Giống nhau, diễn ra đồng đều ở các khu vực.
- B. Đồng đều về mặt thời gian nhưng không đồng đều về mức độ triệt để.
- C. Không đồng đều về mức độ thời gian.
-
D. Không đồng đều về mức độ thời gian và không đồng đều về mức độ triệt để.
Câu 28: Cuối thời nguyên thủy, ở phương Đông mối quan hệ giữa người với người vấn rất gần gũi, mật thiết ở:
-
A. Ai Cập.
- B. Hy Lạp.
- C. La Mã.
- D. Ấn Độ.
Câu 29: Vật dụng bằng kim loại nào có nguồn gốc từ những phát minh của người nguyên thủy hiện nay không còn được sử dụng:
- A. Lưỡi cuốc, lưỡi câu.
- B. Dao, rìu chặt cây.
- C. Xiên thịt nướng.
-
D. Chày và bàn nghiền thức ăn.
Câu 30: Quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy ở phương Đông không xảy ra ở:
- A. Ai Cập.
-
B. Hy Lạp.
- C. Lưỡng Hà.
- D. Trung Quốc.