Câu 1: Điều nào sau đây không đúng khi nói về Dương Đình Ngh
- A. Là một tướng của họ Khúc – kéo quan từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.
- B. Quê ở làng Giàng, tỉnh Thanh Hóa.
- C. Xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ vào năm 931.
-
D. Được chính quyền họ Dương giao quản vùng Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
Câu 2: Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân kháng chiến chống quân Nam Há và giành được thắng lợi năm 931 là:
-
A. Dương Đình Nghệ.
- B. Ngô Quyền.
- C. Khúc Hạo.
- D. Khúc Thừa Dụ.
Câu 3: Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:
- A. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.
- B. Viên Tiết độ sứ người Việt.
-
C. Khúc Thừa Dụ.
- D. Khúc Hạo.
Câu 4: Nội dung phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:
- A. Do sự ủng hộ của nhân dân
-
B. Do sự suy yếu của nhà Đường
- C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
- D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước
Câu 5: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở:
- A. Vùng đầm Dạ Trạch.
- B. Thành Đại La.
-
C. Cửa biển Bạch Đằng.
- D. Cửa sông Tô Lịch.
Câu 6: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:
- A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
- B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
- C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
-
D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:
- A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
- B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
-
C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
- D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.
Câu 8: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả:
- A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.
-
B. Một số cuộc khởi nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
- C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
- D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.
Câu 9: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạp thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:
- A. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
- B. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.
-
C. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
- D. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Câu 10: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối:
- A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.
- B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
- C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
-
D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.
Câu 11: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:
- A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
- B. Đây là nơi ông mất.
- C. Đây là nơi ông xưng vương.
-
D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.
Câu 12: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”
-
A. Ngô Quyền.
- B. Khúc Thừa Dụ.
- C. Dương Đình Nghệ.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 13: Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỉ XIX) thuộc địa phương:
-
A. Huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay.
- B. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
- C. Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày nay.
- D. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Câu 14: Tượng Khúc Thừa Dụ được đặt tại:
- A. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
- B. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay.
-
C. Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay.
- D. Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ngày nay.
Câu 15: Tôn giáo có trong đời sống tinh thần của người Chăm cổ là:
-
A. Phật giáo.
- B. Thiên chúa giáo.
- C. Đạo Bà La Môn.
- D. Hồi giáo.
Câu 16: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành quyền tự chủ:
- A. Lâm Ấp.
-
B. Khu Liên.
- C. Phùng Hưng.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 17: Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến:
- A. Ninh Thuận ngày nay.
- B. Bình Thuận ngày nay.
- C. Quảng Nam ngày nay.
-
D. Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay
Câu 18: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:
- A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
- B. Chữ Nôm của người Việt Nam.
- C. Chữ Pali của người Ấn Độ.
-
D. Chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 19: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:
- A. Quãng Ngãi.
-
B. Quảng Nam.
- C. Quảng Trị.
- D. Quảng Bình.
Câu 21: Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:
- A. Đồng Đậu.
- B. Gò Mun.
-
C. Sa Huỳnh.
- D. Hoà Bình.
Câu 22: Về sự truyền bá sâu rộng các tôn giáo vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á, cư dân Phù Nam được coi là:
- A. Có tín ngưỡng đa thần.
- B. “Cầu nối”
- C. Sớm tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài.
-
D. “Trạm chung chuyển”.
Câu 23: Về tôn giáo, tín ngưỡng, Phù Nam và Chăm-pa có đặc điểm giống nhau là:
-
A. Đều tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ.
- B. Đều thờ thần Mặt Trăng.
- C. Chỉ phát triển tín ngưỡng bản địa, không tiếp thu tôn giáo bên ngoài.
- D. Bỏ tín ngưỡng bản địa, theo Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 24: Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận tôn giáo nào từ bên ngoài?
- A. Hin-đu giáo.
- B. Thiên chúa giáo.
- C. Phật giáo.
-
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 25: Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính:
- A. Tăng lữ, nông dân, thương nhân, nô lệ.
-
B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
- C. Quý tộc, nông dân, nông dân tự do, thương nhân.
- D. Quý tộc, thương nhân, nông dân, nô lệ.
Câu 26: Phù Nam là quốc gia phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á vào khoảng thời gian từ:
- A. Thế kỉ I - IV.
- B. Thế kỉ II - V.
-
C. Thế kỉ III - V.
- D. Thế kỉ IV.
Câu 27: Nhân vật được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:
- A. Lý Bí.
- B. Khúc Thừa Dụ.
-
C. Khúc Hạo.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 28: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?
-
A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
- B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
- C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.
- D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.
Câu 29: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:
- A. Đem quân sang đánh nước ta.
- B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
- C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.
- D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.
Câu 30: Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét nổi bật:
- A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
- B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
-
C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
- D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.