Câu 1: Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:
- A. Phù Nam.
-
B. Lâm Ấp.
- C. Chân Lạp.
- D. Tượng Lâm.
Câu 2: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:
- A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
-
C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
- D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Câu 3: Tôn giáo có trong đời sống tinh thần của người Chăm cổ là:
-
A. Phật giáo.
- B. Thiên chúa giáo.
- C. Đạo Bà La Môn.
- D. Hồi giáo.
Câu 4: Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến:
- A. Ninh Thuận ngày nay.
- B. Bình Thuận ngày nay.
- C. Quảng Nam ngày nay.
-
D. Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.
Câu 5: Khoảng thế kỉ VII, Lâm Ấp đổi tên thành:
- A. Tượng Lâm.
-
B. Chăm-pa.
- C. Chân Lạp.
- D. Phù Nam.
Câu 6: Công trình kiến trúc, điêu khắc thuộc về người Chăm cổ là:
- A. Chùa hang A-gian-ta.
- B. Bia Võ Cảnh.
-
C. Đài thờ Trà Kiệu.
- D. Đầu ngói lớp có trang trí mặt sử tử.
Câu 7: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:
- A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
-
B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.
- C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
- D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
Câu 8: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:
- A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
- B. Chữ Nôm của người Việt Nam.
- C. Chữ Pali của người Ấn Độ.
-
D. Chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 9: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:
- A. Quãng Ngãi.
-
B. Quảng Nam.
- C. Quảng Trị.
- D. Quảng Bình.
Câu 10: Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:
- A. Đồng Đậu.
- B. Gò Mun.
-
C. Sa Huỳnh.
- D. Hoà Bình.
Câu 11: Đâu không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:
- A. Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
- B. Làm gốm, khai thác lâm sản.
- C. Đóng thuyền, đánh bắt cá.
-
D. Làm giấy, dệt vải.
Câu 12: Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
- B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
-
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 13: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
-
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 14: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:
-
A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 15: Hoạt động kinh tế không phải của cư dân Chăm-pa là:
- A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- C. Khai thác sản vật rừng và biển.
-
D. Trồng nho, ôliu.
Câu 16: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:
- A. Trung Quốc.
- B. Ai Cập.
-
C. Ấn Độ.
- D. Ả Rập.
Câu 17: Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:
-
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- B. Tháp Chăm (Phan Rang).
- C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
- D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận).
Câu 18: Sri trong tiếng Phạn nghĩa là:
- A. Địa chủ.
- B. Hoàng đế.
-
C. Đấng tối cao.
- D. Vua.
Câu 19: Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:
- A. Quảng Ngãi.
- B. Quảng Nam.
-
C. Đà Nẵng.
- D. Bình Định.
Câu 20: Năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện khu đền tháp cổ tại:
-
A. Quảng Nam ngày nay.
- B. Đà Nẵng ngày nay.
- C. Ninh Thuận ngày nay.
- D. Bình Định ngày nay.