Trắc nghiệm sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.
  • B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.
  • C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.
  • D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 2: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen như dạng gốc vì:

  • A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.
  • B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.
  • C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Chọn phát biểu SAI.

  • A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.
  • B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
  • C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
  • D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.

Câu 4: Đâu là ứng dụng của công nghệ tế bào?

  • A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
  • B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.
  • C. nhân bản vô tính.
  • D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính.

Câu 5: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử dụng gì?

  • A. Hoocmon sinh trưởng.
  • B. Môi trường dinh dưỡng.
  • C. Vitamin.
  • D. Đáp án khác.

Câu 6: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh?

  • A. Tia tử ngoại
  • B. Tia X
  • C. Tia hồng ngoại
  • D. Hoocmôn sinh trưởng

Câu 7: Trong phương pháp lai tế bào ở thực vật, để hai tế bào có thể dung hợp được với nhau, người ta phải:

  • A. Loại bỏ nhân của tế bào
  • B. Loại bỏ màng nguyên sinh của tế bào
  • C. Loại bỏ thành xenlulozơ của tế bào
  • D. Phá huỷ các bào quan

Câu 8: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?

  • A. Công nghệ tế bào.
  • B. Công nghệ gen.
  • C. Kỹ thuật PCR.
  • D. Công nghệ sinh học.

Câu 9: Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?

  • A. Chất kháng thể
  • B. Hoocmôn sinh trưởng
  • C. Vitamin
  • D. Enzim

Câu 10: Mô sẹo là mô:

  • A. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
  • B. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
  • C. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
  • D. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.

Câu 11: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?

  • A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
  • B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
  • C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
  • D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.

Câu 12: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở:

  • A. Vật nuôi
  • B. Vi sinh vật
  • C. Vật nuôi và vi sinh vật.
  • D. Cây trồng

Câu 13: Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là:

  • A. Tạo ra một số lượng cây giống sạch bệnh trong thời gian ngắn.
  • B. Chủ động công việc tạo các giống cây trồng từ phòng thí nghiệm.
  • C. Vận chuyển giống đi xa được dễ dàng khi sản xuất.
  • D. Giảm bớt được khâu bảo quản giống trước khi sản xuất.

Câu 14: Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì?

  • A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.
  • B. Phương pháp chuyển gen.
  • C. Phương pháp nhân bản vô tính.
  • D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Câu 15: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo:

  • A. Cơ thể hoàn chỉnh
  • B. Mô sẹo
  • C. Cơ quan hoàn chỉnh.
  • D. Mô hoàn chỉnh

Câu 16: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

  • A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • B. Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý
  • C. Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người
  • D. Tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt

Câu 17: Phương pháp vi nhân giống ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật có nhiều ưu việt hơn so với nhân giống vô tính bằng cách: giâm, chiết, ghép. Đâu không phải là ưu việt đó?

  • A. Ít tốn giống
  • B. Sạch mầm bệnh
  • C. Tạo ra nhiều biến dị tốt
  • D. Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm

Câu 18: Hãy chọn câu sai trong các câu: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng là gì?

  • A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất
  • B. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt
  • C. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc 
  • D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Câu 19: Người ta tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ tế bào lá non) nuôi cấy trong môi trường nào để tạo ra mô sẹo?

  • A. Môi trường tự nhiên
  • B. Môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm
  • C. Kết hợp môi trường nhân tạo và tự nhiên
  • D. Môi trường dinh dưỡng trong vườn ươm

Câu 20: Ở nước ta, những loài thực vật nào đã được nhân giống vô tính trong ống nghiệm thành công?

  • A. Khoai tây
  • B. Mía
  • C. Dứa
  • D. Cả A, B, C

Câu 21: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng?

  • A. Tạo ra giống mới.
  • B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
  • C. Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
  • D. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.

Câu 22: Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?

  • A. Đỉnh sinh trưởng
  • B. Bộ phận rễ
  • C. Bộ phận thân
  • D. Cành lá

Câu 23: Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là:

  • A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân.
  • B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong giảm phân.
  • C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong trực phân.
  • D. sự nhân đôi và phân li không đồng đều của NST trong nguyên phân.

Câu 24: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp

  • A. Gây đột biến gen
  • B. Gây đột biến dòng tế bào xôma
  • C. Nhân bản vô tính
  • D. Sinh sản hữu tính

Câu 25: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?

  • A. Sinh sản hữu tính
  • B. Gây đột biến dòng tế bào xôma
  • C. Vi nhân giống
  • D. Gây đột biến gen

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.