Trắc nghiệm sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

  • A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.
  • B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
  • C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.
  • D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Câu 2: Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?

  • A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.
  • B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
  • C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
  • D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.

Câu 3: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

  • A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.
  • B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.
  • C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
  • D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Câu 4: 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:

  • A. 16.
  • B. 96.
  • C. 64.
  • D. 896.

Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

  • A. Kì trung gian
  • B. Kì đầu
  • C. Kì giữa
  • D. Kì sau

Câu 6: Trong nguyên phân, NST phân li về 2 cực tế bào ở kì nào ?

  • A. Kì đầu
  • B. Kì cuối
  • C. Kì sau
  • D. Kì giữa

Câu 7: Điền vào chỗ trống: "Ở kì sau của nguyên phân:…(1)… trong nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động tạo thành nhóm …(2)…, mỗi nhóm trôi về một cực của tế bào".

  • A. (1): 4 cromatit; (2): nhiếm sắc thể
  • B. (1): 2 nhiễm sắc thể đơn; (2): 2 cromatit.
  • C. (1): 2 cromatit; (2): nhiễm sắc thể đơn
  • D. (1): 2 nhiễm sắc thể đơn; (2): cromatit.

Câu 8: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

  • A. Đóng xoắn cực đại
  • B. Bắt đầu đóng xoắn
  • C. Dãn xoắn
  • D. Bắt đầu tháo xoắn

Câu 9: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

  • A. 1 hàng
  • B. 2 hàng
  • C. 3 hàng
  • D. 4 hàng

Câu 10: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình gì?

  • A. Phân bào.
  • B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • C. Trao đối chất và năng lượng.
  • D. Vận động.

Câu 11: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

  • A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
  • B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.
  • C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.
  • D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Câu 12: Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân có bộ NST như thế nào so với tế bào mẹ?

  • A. Giống hoàn toàn mẹ
  • B. Giảm đi một nửa so với mẹ
  • C. Gấp đôi so với mẹ
  • D. Gấp ba lần so với mẹ

Câu 13: Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:

  • A. 2 tế bào con mang NST lưỡng bội 2n
  • B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n
  • C. 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội
  • D. Nhiều cơ thể đa bội

Câu 14: Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

  • A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.
  • B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.
  • C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.
  • D. Cả A và B.

Câu 15: NST kép là gì?

  • A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.
  • B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
  • C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
  • D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Câu 16: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

  • A. Sự nhân đôi của tế bào chất.
  • B. Sự nhân đôi của NST đơn.
  • C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.
  • D. Sự nhân đôi của ADN.

Câu 17: Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST, số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là:

  • A. 8, 0 và 16.
  • B. 8, 8 và 8.
  • C. 16, 0 và 16.
  • D. 16, 16 và 16.

Câu 18: Mức độ duỗi xoắn của NST ở kì nào là ít nhất

  • A. Kì trung gian
  • B. Kì đầu
  • C. Kì giữa
  • D. Kì sau

Câu 19: Hình thái nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là :

  • A. Đóng xoắn. 
  • B. Xoắn cực đại có hình chữ V
  • C. Xoắn cực đại có hình chữ V tách nhau ở tâm động.
  • D. Xoắn cực đại có hình chữ V dính nhau ở tâm động.

Câu 20: Ý nghĩa nào không phải là ý nghĩa của nguyên phân?

  • A. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào
  • B. Nguyên phân giúp cơ thể đa bào lớn lên
  • C. Nguyên phân tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
  • D. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính

Câu 21: Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc trưng của loài?

  • A. Nguyên phân
  • B. Giảm phân
  • C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh 
  • D. Cả A và B

Câu 22: Trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc là nơi:

  • A. Gắn nhiễm sắc thể 
  • B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con
  • C. Tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào 
  • D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể

Câu 23: Biết kí hiệu bộ NST của tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Kí hiệu của bộ NST tế bào vào kỳ trước nguyên phân là:

  • A. AaBbXY.
  • B. ABX, abY.
  • C. AAaaBBbbXXYY.
  • D. AbY, aBX.

Câu 24: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là

  • A. 14.
  • B. 28.
  • C. 7.
  • D. 42.

Câu 25: Sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào nhờ chủ yếu vào sự tăng ............ qua quá trình nguyên phân.

  • A. số lượng tế bào
  • B. kích thước tế bào
  • C. số lượng và kích thước tế bào
  • D. Cả A, B và c đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.