Bài tập về nhận dạng hai hình đối xứng qua trục, qua tâm để chứng minh hai hình bằng nhau

4. Cho $\Delta $ABC cân tại A có $\widehat{A}=100^{\circ}$. Gọi d là đường trung trực của  AC, vẽ điểm D đối xứng với điểm B qua đường thẳng d. Tính số đo $\widehat{CDB}$

5. Cho hình thang vuông ABCD có $\widehat{A}=\widehat{D}=90^{\circ}$. Gọi E là điểm đối xứng của điểm C qua trục AD và I là giao điểm của AD, BE. Chứng minh rằng $\widehat{AIB}=\widehat{CID}$

6. Cho $\Delta $ABC có D, E lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Gọi O là một điểm bất kì nằm trong $\Delta $ABC. Vẽ điểm M đối xứng với O qua D, vẽ điểm N đối xứng với O qua E. Chứng minh rằng tứ giác MNCB là hình bình hành.

7. Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Qua O vẽ hai đường thẳng, một đường cắt hai cạnh AB, CD ở E và F. Đường kia cắt hai cạnh AD, BC ở G, H. Chứng minh tứ giác EGFH là hình bình hành.

Bài Làm:

4.

d là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua đường thẳng d.

Mà B đối xứng với D qua đường thẳng d nên AB đối xứng với CD qua đường thẳng d.

Lại có DB đối xứng với BD qua đường thẳng d

$\Rightarrow $ $\widehat{CDB}$ đối xứng với $\widehat{ABD}$ qua đường thẳng d

$\Rightarrow \widehat{CDB}=\widehat{ABD}$

$\Delta $ABC cân tại A có $\widehat{A}=100^{\circ}\Rightarrow \widehat{ACB}=\widehat{ABC}=40^{\circ}$

Có AC $\perp $ d và BD $\perp $ d $\Rightarrow $ AC // BD

$\Rightarrow \widehat{ACB}=\widehat{CBD}=40^{\circ}$ (hai góc so le trong)

Ta được $\widehat{CDB}=\widehat{ABD}=\widehat{ABC}+\widehat{CBD}=40^{\circ}+40^{\circ}=80^{\circ}$

Vậy $\widehat{CDB}=80^{\circ}$

5.

Ta có E đối xứng với C qua AD, I đối xứng với chính nó qua AD nên AI đối xứng với CI qua AD.

$\Rightarrow \widehat{EID}$ đối xứng với $\widehat{CID}$ qua AD

$\Rightarrow \widehat{EID}=\widehat{CID}$

Mà $\widehat{EID}=\widehat{AIB}$ (hai góc đối đỉnh)

$\Rightarrow $ $\widehat{CID}=\widehat{AIB}$

6. 

M đối xứng với O qua D nên D là trung điểm của MO.

Mà D là trung điểm của AB (giả thiết)

$\Rightarrow $ tứ giác AMBO là hình bình hành.

$\Rightarrow $ BM // AO và BM = AO. (1)

N đối xứng với O qua E nên E là trung điểm của NO.

Mà E là trung điểm của AC (giả thiết)

$\Rightarrow $ tứ giác ANCO là hình bình hành.

$\Rightarrow $ CN // AO và CN = AO. (2)

Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ BM // CN và BM = CN

$\Rightarrow $ tứ giác MNCB là hình bình hành.

7. 

O là giao điểm của hai đường chéo hình bình hành ABCD nên O là trung điểm của AC và BD

$\Rightarrow $ AO = OC và OB = OD

Xét $\Delta $AEC và $\Delta $CFO có:

$\widehat{AOE}=\widehat{COF}$

OA = OC

$\widehat{OAE}=\widehat{OCF}$

$\Rightarrow $ $\Delta $AEC = $\Delta $CFO (g.c.g)

$\Rightarrow OF = OE $\Rightarrow $ O là trung điểm của EF (1)

Tương tự ta có $\Delta $DGO = $\Delta $BHO (g.c.g)

$\Rightarrow $ OG = OH $\Rightarrow $ O là trung điểm của GH (2)

Từ (1) và (2) $\Rightarrow $ tứ giác GEHF là hình bình hành.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Vận dụng phép đối xứng trục, đối xứng tâm để chứng minh các quan hệ hình học

1. Cho $\Delta $ABC nhọn, đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng với H qua AB, điểm E đối xứng với H qua AC. Chứng minh rằng:

a) Đoạn thẳng AD đối xứng với AH, đoạn thẳng BD đối xứng với BH qua trục AB. Đoạn thẳng AE đối xứng với AH, đoạn thẳng CE đối xứng với CH qua trục AC.

b) $\Delta $ADB đối xứng với $\Delta $AHB qua trục AB, $\Delta $AEC đối xứng $\Delta $AHC qua trục AC

2. Cho $\Delta $ABC, trung tuyến BD. Gọi E đối xứng với B qua A, I đối xứng với B qua D, F đối xứng với B qua C. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với F qua I.

3. Cho $\Delta $ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho BD = CE. Chứng minh rằng điểm D đối xứng với E qua AH.

Xem lời giải

8. Trên đường phân giác ngoài đỉnh C của $\Delta $ABC, lấy điểm M khác C. Chứng minh rằng AC + CB < AM + MB

9. Cho tứ giác ABCD có góc ngoài đỉnh C bằng $\widehat{ACB}$. Chứng minh rằng AB + BD > AC + CD

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 8, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 8, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.