Câu 1: Tác giả của truyện Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng là ai?
- A. Hồ Quý Ly.
-
B. Hồ Nguyên Trừng.
- C. Trần Nhân Tông.
- D. Nguyễn Trãi.
Câu 2: Nhận xét nào không chính xác với nhân vật Thái y lệnh?
- A. người thầy thuốc tài năng, trí tuệ
- B. tâm huyết với sự nghiệp cứu người.
- C. giàu lòng nhân ái, hết lòng vi người bệnh
-
D. lựa chọn người bệnh để chữa, ưu tiên người có uy quyền trong xã hội
Câu 3: Truyện được tác giả viết trong thời gian nào?
- A. Làm quan dưới triều Hồ.
- B. Tham gia kháng chiến chống quân Minh.
- C. Trên đường bị giặc bắt về Trung Quốc.
-
D. Khi làm quan dưới triều Minh.
Câu 4: Qua truyện, có thể rút ra được bài học gì cho những người làm nghề y đức?
- A. cần trau dồi, tu luyện chuyên môn cho giỏi để trị bệnh cứu người.
- B. phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh.
- C. Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.
-
D. Tất cả đều học
Câu 5: Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là:
- A. Truyện hư cấu.
-
B. Truyện ghi chép việc thực.
- C. Truyện ngụ ngôn.
- D. Truyện cười.
Câu 6: Trong truyện, hành động nào của viên Thái y lệnh chứng tỏ ông rất thương dân nghèo?
- A. Ông đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ lúa gạo.
- B. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ông cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa bệnh miễn phí.
- C. Những năm dịch bệnh nổi lên, ông dựng thêm nhà cho những người bệnh đến ở.
-
D.Tất cả đều đúng
Câu 7: Nhân vật chính trong truyện bộc lộ tính cách qua tình huống nào?
- A. Khi bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.
- B. Khi có một người đàn bà mắc bệnh nguy kịch.
- C. Khi trong cung có bậc cung nhân bị sốt.
-
D. Khi phải lựa chọn giữa một bên là dân thường với một bên là quý nhân để chữa bệnh.
Câu 8: Trong truyện, Thái y lệnh đã căn cứ vào đâu để chọn ai chữa bệnh trước?
- A. Chức vụ và quyền hạn của người bệnh.
- B. Độ tuổi của người bệnh.
-
c. Mức độ nặng nhẹ trong bệnh của người bệnh.
- D. Sự giàu có của người bệnh, ai giàu hơn chữa trước.
Câu 9: Việc viên Thái y lệnh chọn chữa bệnh trước cho dân thường mà không chữa bệnh cho quý nhân đã chứng tỏ điều gì?
- A. Quyền uy không làm cho ông khiếp sợ.
- B. Ý thức rằng thầy thuốc là phải quyết tâm cứu sống người bệnh.
- C. Ông không sợ mang vạ vào thân và coi thường danh vọng.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Ý nào sau đây thể hiện phẩm chất cao quý của viên Thái y lệnh?
- A. Không những có tài chữa bệnh mà còn rất giàu có bởi ông dám bỏ tiền ra mua thuốc chữa bệnh cho người nghèo.
-
B. Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương người và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy.
- C. Không sợ quyền uy khi không chữa bệnh trước cho bậc quý nhân ở trong cung.
- D. Dám bỏ mũ ra, tạ tội, bày tỏ lòng thành của mình trước chúa thượng.