Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 5)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 5). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

  • A. 47 cặp NST 
  • B. 47 chiếc NST 
  • C. 45 chiếc NST
  • D. 45 cặp NST

Câu 2: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH ABCDEFG

  • A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. 
  • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 3: Bộ nhiễm sắc thể của một loài 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 2n + 1 là

  • A. 25 
  • B. 35
  • C. 46
  • D. 48

Câu 4: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

  • A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 5: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

  • A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 6: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

  • A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
  • B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
  • C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
  • D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

Câu 7: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:

  • A. T mạch khuôn
  • B. G mạch khuôn
  • C. A mạch khuôn
  • D. X mạch khuôn

Câu 8: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

  • A. T của môi trường
  • B. A của môi trường
  • C. G của môi trường
  • D. X của môi trường

Câu 9: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây:

  • A. Tài nguyên không tái sinh
  • B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
  • C. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
  • D. Tài nguyên tái sinh

Câu 10: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:

  • A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt
  • B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
  • C. Năng lượng mặt trời
  • D. Cây rừng và thú rừng

Câu 11: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy

  • A. Gỗ, than đá     
  • B. Khí đốt, củi
  • C. Khí đốt, gỗ     
  • D. Gỗ, củi, than đá, khí đốt

Câu 12: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như

  • A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải
  • B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình
  • C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp
  • D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp

Câu 13: Vị dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh khác loài ?

  • A.. Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó cá được đưa đi xa. 
  • B. Rận sống bám trên đa bò hút máu bò để sinh sống.
  • C. Chó sói ăn thịt cừu
  • D. Trên một cánh đồng lúa, khi có phát triển thì năng suất lúa giảm. 

Câu 14: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

  • A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
  • B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
  • C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
  • D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 15: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

  • A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
  • B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
  • C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
  • D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 16: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

  • A. $2^{n}$.
  • B. $3^{n}$.
  • C. $4^{n}$.
  • D. $5^{n}$.

Câu 17: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là

  • A. 4.
  • B. 8.
  • C. 16.
  • D. 32.

Câu 18: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là

  • A. 1/4.
  • B. 1/8.
  • C. 1/16.
  • D. 1/32.

Câu 19: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?

  • A. Tỉ lệ giới tính
  • B. Thành phần nhóm tuổi
  • C. Mật độ
  • D. Đặc trưng kinh tế xã hội.

Câu 20: Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây?

  • A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
  • B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản
  • C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
  • D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động

Câu 21: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:

  • A. các biện pháp và kỳ thuật sản xuất .
  • B. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng.
  • C. năng suất thu được .
  • D. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng.

Câu 22: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành

  • A. Khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp .
  • B. Khu sản xuất nông nghiệp
  • C. Khu chăn thả vật nuôi.
  • D. Khu dân cư

Câu 23: Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình?

  • A. xuất hiện bạch tạng trên da.
  • B. chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè.
  • C. lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước.
  • D. xù lông khi trời rét của một số loài thú.

Câu 24: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

  • A. mARN
  • B. tARN
  • C. ADN
  • D. Ribôxôm.

Câu 25: Chọn phát biểu sai khi nói về loại ARN có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình tổng hợp protein?

  • A. mARN va rARN
  • B. mARN và tARN
  • C. tARN và rARN
  • D. Cả B và C

Câu 26: Khi nói về đội biển gen, phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Đột biến gen là những biển đổi về số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
  • B. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đối cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa.
  • C. Đột biển gen có thể có lợi. có thể có hại cho bản thân sinh vật.
  • D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên.

Câu 27: Ở người, các nhiễm sắc thể thường được kí hiệu chung là A. cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp từ được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tình trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai ?

  • A. Tinh trùng 22A + X và trứng 2A + X,
  • B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X,
  • C. Tinh trùng 22A + X và trừng 22A + XX.
  • D. Tinh rùng 22A + 0 và trứng 22A + X.

Câu 28: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào?

  • A. NST bị thay đổi về cấu trúc
  • B. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST
  • C. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
  • D. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n

Câu 29: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

  • A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
  • B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
  • C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
  • D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

Câu 30: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh
  • B. Năng suất cao, phẩm chất tốt
  • C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính
  • D. Rất ít gặp ở động vật

Câu 31: Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?

  • A. Tia gamma
  • B. Hóa chất EMS
  • C. Hóa chất NMU
  • D. Consixin

Câu 32: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:

  • A. 10 và 192.
  • B. 8 và 128.
  • C. 4 và 64.
  • D. 12 và 192.

Câu 33: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?

  • A. 38.
  • B. 34.
  • C. 68.
  • D. 36.

Câu 34: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với 

  • A. Cừu cho nhân
  • B. Cừu cho trứng
  • C. Cừu cho nhân và cho trứng
  • D. Cừu mẹ

Câu 35: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • A. Nuôi cấy hạt phấn
  • B. Nuôi cấy mô tế bào
  • C. Cấy truyền phôi
  • D. Nhân bản vô tính

Câu 36: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

  • A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.
  • B. Không tuân theo các quy luật di truyền.
  • C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.
  • D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Câu 37: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

  • A. Tính chất của nước ối.
  • B. Tế bào tử cung của người mẹ.
  • C. Tế bào phôi bong ra trong nước ối.
  • D. Nhóm máu của thai nhi.

Câu 38: Lưới thức ăn là

  • A. Gồm một chuỗi thức ăn
  • B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau
  • C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
  • D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên

Câu 39: Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là 1 hệ sinh thái?

  • A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái.
  • B. Vì thành phần chính là nước.
  • C. Vì nó chứa nhiều động vật thủy sinh.
  • D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.

Câu 40: Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất consixin?

  • A. Nuối cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng
  • B. Nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn
  • C. Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng
  • D. Nuôi cấy mô tế bào

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.