Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 4)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 4). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Trong công nghệ gen, những loại tế bào nào sau đây được dùng làm tế bào nhận phổ biến hiện nay ?

  • A. E.coli và nấm men
  • B. E.coli và động vật.
  • C. Nấm men và thực vật.
  • D. Động vật và thực vật.

Câu 2: Động vật nào sau đây có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường ?

  • A. Cá sấu.
  • B. Gấu.
  • C. Chim bồ câu.
  • D. Thỏ.

Câu 3: Phương pháp nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?

  • A. Lai phân tích. 
  • B. Phân tích phả hệ.
  • C. Nghiên cứu tế bào
  • D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 4: Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến

  • A. Thêm một NST số 23
  • B. Thêm một NST số 21.
  • C. Dị bội thể ở cặp NST số 23 
  • D. Dị bội thể ở cặp NST số 21.

Câu 5: Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là

  • A. Thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác.
  • A. Mất một cặp nucleôtit.
  • B. Thêm một cặp nucleôtit.
  • C. Đảo vị trí cặp nuclêotit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau..

Câu 6: Những vị trí nào sau đây trong hệ tuần hoàn của người chứa máu giàu ôxi ?

  • A.. Tâm thật phải và tĩnh mạch chủ.
  • B. Tâm nhĩ trái và động mạch chủ.
  • C. Tâm thất phải và động mạch phổi.
  • D. Tâm nhĩ phải và động mạch phổi.

Câu 7: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiều yếu tố sau đây ?

(I) Giới tính.

(II) Lửa tuổi.

(II) Hình thức lao động.

(IV) Trạng thái sinh lí của cơ thể.

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 8: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

  • A. 1200 nuclêôtit
  • B. 2400 nuclêôtit.
  • C. 3600 nuclêôtit.
  • D. 3120 nuclêôtit.

Câu 9: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?

  •  A. 8
  • B. 32
  • C. 30
  • D. 16

Câu 10: Trên ruộng lúa, người ta thấy có một số cây mạ màu trắng, đó là loại đột biến nào?

  • A. Đột biến gen. 
  • B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • C. Dị bội thể.
  • D. Đa bội thể.

Câu 11: Để tăng sản lượng củ cải, giúp cây có khả năng sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với môi trường người ta sử dụng loại biến dị nào?

  • A. Dị bội thể 
  • B. Đa bội thể.
  • C. Biến bị tổ hợp.
  • D. Biến dị thường biến.

Câu 12: Một giống lúa có năng suất tối đa là 5 tấn/ha. Dựa vào hiểu biết về mức phản ứng, người nông dân tăng năng suất lúa bằng cách nào?

  • A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
  • B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
  • C. Thay giống cũ bằng giống mới.
  • D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

Câu 13: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh:

  • A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại
  • B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật
  • C. Trong đất có nhiều than đá
  • D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất

Câu 14: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu)

  • A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước
  • B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật
  • C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước
  • D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt

Câu 15: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:

  • A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn
  • B. Tăng cao độ phì cho đất
  • C. Bảo vệ động vật hoang dã
  • D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất

Câu 16: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã

  • A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
  • B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc.
  • C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
  • D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.

Câu 17: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả

  • A. Mất cân bằng sinh thái.
  • B. Mất nhiều loài sinh vật.
  • C. Mất nơi ở của sinh vật.
  • D. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật

Câu 18: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là

  • A. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt
  • B. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi
  • C. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi
  • D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt

Câu 19: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là

  • A. Động vật mất nơi cư trú
  • B. Môi trường bị ô nhiễm
  • C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
  • D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng

Câu 20: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của

  • A. Sự phát triển của nền nông nghiệp       
  • B. Thời đại văn minh công nghiệp
  • C. Sự phát triển đô thị                  
  • D. Nền nông nghiệp cơ giới hoá

Câu 21: Phép lai tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai là

  • A. DdRr x Ddrr
  • B. DdRr x DdRr
  • C. DDRr x DdRR
  • D. ddRr x ddrr

Câu 22: Phép lai tạo ra hai kiểu hình ở con lai là:

  • A. MMpp x mmPP
  • B. MmPp x MmPp
  • C. MMPP x mmpp
  • D. MmPp x MMpp

Câu 23: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

  • A. 100% thân cao, quả tròn.
  • B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.
  • C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.
  • D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 24: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

  • A. $2^{n}$.
  • B. $3^{n}$.
  • C. $4^{n}$.
  • D. $5^{n}$.

Câu 25: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là

  • A. B, B, D, d, E, e, F, f.
  • B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.
  • C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.
  • D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.

Câu 26: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là:

  • A. 50/50
  • B. 70/30
  • C. 75/25
  • D. 40/60

Câu 27: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật?

  • A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
  • B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
  • C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
  • D. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng.

Câu 28: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.    
  • B. Dạng phát triển.
  • C. Dạng giảm sút.                        
  • D. Dạng ổn định.

Câu 29: Thường biến xảy ra mang tính chất:

  • A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.
  • B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
  • C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
  • D.Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 30: Ý nghĩa của thường biến là:

  • A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.
  • B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.
  • C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.
  • D.Cả 3 ý nghĩa nêu trên.

Câu 31: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là

  • A. ADN và ARN
  • B. Prôtêin
  • C. ADN và prôtêin
  • D. ARN

Câu 32: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

  • A. tARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein tương ứng
  • B. rARN có vai trò vận chuyển axit amin trong tổng hợp protein
  • C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin trong tổng hợp protein
  • D. Axit amin là đơn phân của đại phân tử ADN

Câu 33: Nếu là các noãn bào bậc 1 thì số trứng sinh ra và số NST môi trường cần cung cấp lần lượt là:

  • A. a và 4.an
  • B. a và a.2n
  • C. 2a và 4.an
  • D. 4a và a.2n

Câu 34: Số thoi phân bào xuất hiện và bị phá huỷ

  • A. 0 và 3a
  • B. 3a và 0
  • C. 3a và 3a
  • D. 3a và a

Câu 35: Có 3 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân số thể định hướng đã tiêu biến là

  • A. 12.
  • B. 3.
  • C. 9.
  • D. 1.

Câu 36: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng

  • A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 37: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

  • A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc
  • B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
  • C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc
  • D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

Câu 38: Đơn phân cấu tạo của prôtêin là:

  • A. Axit nuclêic
  • B. Nuclêic
  • C. Axit amin
  • D. Axit photphoric

Câu 39: Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là:

  • A. Hàng chục
  • B. Hàng ngàn
  • C. Hàng trăm ngàn
  • D. Hàng triệu

Câu 40: Trong quá trình dịch mã, ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN

  • A. theo chiều 5' đến 3’, theo từng nấc, mỗi nấc ứng với độ dài 20 Å.
  • B. theo chiều 3' đến 5' theo từng nấc, mỗi nấc ứng với độ dài 20 Å.
  • C. theo chiều 3' đến 5' và di chuyển liên tục không theo từng nấc.
  • D. theo chiều 5' đến 3' theo từng nấc, mỗi nấc ứng với độ dài 10,2 Å .

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.