Câu 1: Cho định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c”. Giả thiết của định lí này là gì?
- A. a + c;
-
B. a < b;
- C. a + c < b + c;
- D. a < b thì a + c < b + c.
Câu 2: Câu nào là mệnh đề toán học?
-
A. “2 là số tự nhiên”;
- B. “Hà Nội là thủ đô Việt Nam”;
- C. “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới”;
- D. “Dơi là một loài chim”.
Câu 3: Trong định lí ta nói: P là điều kiện cần để có Q. Khi đó P là gì của định lí?
- A. Giả thiết;
-
B. Kết luận;
- C. Nội dung;
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào không phải là con của tập hợp A với A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 20}
- A. {0; 1; 2; 3; 4};
-
B. {0; 4; 8; 12; 16};
- C. {4; 8; 12; 16};
- D. {0; 4; 8; 16}.
Câu 5: Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào bằng tập hợp M = ℝ\(-∞; 2):
- A. A = (‒∞; - 2);
- B. B = (‒∞; 2);
- C. C = (2; +∞);
-
D. D = [2; +∞).
Câu 6: Số tập hợp con có 2 phần tử của tập hợp A = {a;b;c;d;e;g} là:
-
A. 15
- B. 16
- C. 22
- D. 25
Câu 7: Số tập hợp con của tập hợp A= {-1;2;b} là:
- A. 3
- B. 6
- C. 7
-
D. 8
Câu 8: Điền vào chỗ trống: “Hiệu của tập hợp A và tập hợp B là ….”
- A. tập hợp các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A;
-
B. tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B;
- C. tập hợp các phần tử thuộc B và thuộc A;
- D. tập hợp các phần tử thuộc B hoặc thuộc A.
Câu 9: Vùng tô đậm thể hiện mối quan hệ gì giữa 2 tập hợp A, B:
- A. A ∩ B;
- B. A ∪ B;
-
C. A\B;
- D. CBA.
Câu 10: Xác định A ∩ B trong trường hợp sau:
A = {(x; y)| x, y ∈ ℝ, 3x – y = 7}, B = {(x; y)| x, y ∈ ℝ, x – y = 1},
-
A. {(3; 2)};
- B. {3}, {2};
- C. {3; 2};
- D. ∅.
Câu 11: Xác định M = A ∪ B trong trường hợp A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 10}, B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 12.
-
A. M = {0; 3; 4; 6; 8; 9};
- B. M = {0; 4; 6; 8; 9};
- C. M = {0; 3; 4; 6; 8; 9; 12};
- D. M = {0; 3; 6; 8; 9}.
Câu 12: Cho bất phương trình 2x + 3y – 1 ≤ 0 (1). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. Bất phương trình (1) chỉ có một nghiệm duy nhất;
- B. Bất phương trình (1) vô nghiệm;
-
C. Bất phương trình (1) luôn có vô số nghiệm;
- D. Bất phương trình (1) có tập nghiệm là S = {(x; y)|x ∈ ℝ, y ∈ ℝ}.
Câu 13: Cặp nghiệm nào sau đây là nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn: x + 2y – 1 < 0?
- A. (x; y) = (2; 3);
- B. (x; y) = (1; 2);
- C. (x; y) = (0; 1);
-
D. (x; y) = (-1; 0).
Câu 14: Hệ bất phương trình nào sau đây là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
-
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 15: Trong các hàm số sau, hàm số nào là nghịch biến:
-
A. y = f(x) = -2x + 2;
- B. y = f(x) = $x^2$;
- C. y = f(x) = x + 1;
- D. y = f(x) = 1 + 5x.
Câu 16: Tập xác định của hàm số y = f(x) = 2$\sqrt{x}$ -1 là:
- A. D = ℝ;
- B. D = ℝ\{0};
- C. D = (0; +∞);
-
D. D = [0; +∞).
Câu 17: Đồ thị hàm số y = |2x + 3| là hình nào trong các hình sau:
- A.
-
B.
- C.
- D.
Câu 18: Điền vào chỗ trống: Hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b) có thể là hàm số ….
- A. đồng biến;
- B. nghịch biến;
-
C. đồng biến hoặc nghịch biến;
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 19: Cho hàm số: y = f(x) = |2x-3|. Tìm x để f(x) = 3
- A. x = 3
-
B. x = 3 hoặc x = 0
- C. x=±3
- D. x=±1
Câu 20: Hàm số đồng biến thì đồ thị của nó có dạng như thế nào?
-
A. đi lên từ trái sang phải;
- B. đi lên từ phải sang trái;
- C. nằm ngang;
- D. nằm dọc.
Câu 21: Tìm tọa độ đỉnh S của parabol: y = $x^2$-2x+1
- A. S(0; 0);
-
B. S(1; 0);
- C. S(0; 1);
- D. S(1; 1).
Câu 22: Cho một vật rơi từ trên cao xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 12 m/s. Hỏi lúc t = 7 s thì vật đã rơi được bao nhiêu mét, biết g = 9,8 $m/s^2$, hệ trục tọa độ chọn mốc từ lúc vật bắt đầu rơi, gốc tọa độ ở vật tại thời điểm bắt đầu rơi.
-
A. 324,1 m;
- B. 480,2 m;
- C. 240,1 m;
- D. 564,2 m.
Câu 23: Điền vào chỗ trống: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = $ax^2$ +bx + c (với a ≠ 0) là một ….
-
A. Parabol;
- B. Đường thẳng;
- C. Tia;
- D. Hyperbol.
Câu 24: Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số bậc hai y = 2$x^2$ - 3x +1
- A. M(1; 0);
- B. N(2; 1);
- C. P(3; 2);
- D. Q(4; 3).
Câu 25: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = 2$x^2$ + 4x +3 có trục đối xứng là đường thẳng nào?
- A. x = 2;
- B. x = 1;
-
C. x = -1;
- D. x = 0.
Câu 26: Tìm m để hàm số y = 2(m – 1)$x^2$ + x - 2 là hàm số bậc hai?
- A. m ∈ ℝ;
-
B. m ∈ ℝ\{1};
- C. m = 1;
- D. Không có giá trị của m.
Câu 27: Tìm m để đồ thị hàm số y = $mx^2$+ 2(m – 1)x + 1 có trục đối xứng là x = ‒1?
- A. m = 1;
- B. m = 0;
- C. m = 2;
-
D. Không có giá trị của m.
Câu 28: Đâu là kí hiệu của hai mệnh đề kéo theo?
- A. P ⇐ Q;
- B. P ⟶ Q;
-
C. P ⇒ Q;
- D. P ⇔ Q.
Câu 29: Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều sai thì ta suy ra điều gì?
- A. P ⇔ Q;
- B. P và Q là hai mệnh đề đảo;
- C. P là mệnh đề phủ định của Q;
-
D. Không suy ra được gì.
Câu 30: Hai mệnh đề sau là mệnh đề gì: “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3”.
- A. Mệnh đề tương đương;
-
B. Mệnh đề kéo theo;
- C. Mệnh đề phủ định;
- D. Không có mối quan hệ gì.
Câu 31: Chọn phát biểu đúng về mệnh đề sau: ∀x ∈ ℕ, x2 < 0?
- A. Với mọi số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
- B. Tồn tại một số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
-
C. Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
- D. Với mọi số nguyên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0.
Câu 32: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
- A. Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề P đúng thì mệnh đề P sai;
-
B. Mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đảo của mệnh đề P và Q;
- C. Mệnh đề P ⇒ Q và mệnh đề Q ⇒ P đều đúng thì P ⇔ Q;
- D. P và Q tương đương nhau khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.
Câu 33: Đâu là mệnh đề chứa biến trong các câu sau:
- A. 2 + 3 = 5;
-
B. 2x là số chẵn;
- C. 3 – 1 > 3;
- D. 1 + 1 = 0.
Câu 34: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào bằng nhau:
- A. A = {0; 2; 4; 6; 8}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 2 và x < 12};
-
B. A = {x| x ∈ ℕ, x ⋮ 2 và 2< x < 6}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 4 và 1 < x < 5};
- C. A = {2; 4; 6; 8}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 2 và x < 10};
- D. A = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 3 và x < 12}, B = {x| x ∈ ℕ, x chia hết cho 4 và x < 12}.
Câu 35: Có mấy cách xác định tập hợp?
- A. 1;
-
B. 2;
- C. 3;
- D. 4.
Câu 36: Cách kí hiệu tập con nào sau đây là đúng:
-
A. A ⊂ B;
- B. B ∈ A;
- C. S ∋ A;
- D. M ∈ N.
Câu 37: Tất cả các tập con của tập hợp B = {x| x ∈ ℕ, x < 3}:
- A. {0}, {1}, {2};
- B. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2};
- C. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2};
-
D. {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2}; ∅.
Câu 38: Để chỉ phần tử a thuộc tập số A, ta kí hiệu như thế nào?
-
A. a ∈ A;
- B. a ∋ A;
- C. A ∉ a;
- D. a ⊂ A.
Câu 39: Tập hợp
B=(2;+∞)∪[−3;8] bằng tập hợp nào sau đây?
- A. (2;8)
- B. (2;8]
- C. [-3;2)
-
D. [-3;+∞)
Câu 40: Tập hợp C = (2;+∞) \ [-3;8]
-
A. (8;+∞)
- B. (2;8]
- C. [-3;2)
- D. [-3;+∞)