Câu 1: Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên:
- A. Gieo đồng tiền xem xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp;
- B. Gieo 3 đồng tiền và xem có mấy đồng tiền lật ngửa;
- C. Chọn bất kì 1 học sinh trong lớp và xem là nam hay nữ;
-
D. Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi.
Câu 2: Một hộp có:
• 2 viên bi trắng được đánh số từ 1 đến 2;
• 3 viên bi xanh được đánh số từ 3 đến 5;
• 2 viên bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7.
Lấy ngẫu nhiên hai viên bi, mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
- A. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7};
- B. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 5, 6 ≤ n ≤ 7};
-
C. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7, m ≠ n};
- D. Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 3, 4 ≤ n ≤ 7}.
Câu 3: Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là gì?
-
A. Hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó;
- B. Hoạt động mà ta có thể biết trước được kết quả của nó;
- C. Hoạt động mà ta gieo xúc xắc;
- D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 4: Biến cố chắc chắn kí hiệu là gì?
- A. A;
-
B. Ω;
- C. ∅;
- D. Cả 3 ý trên.
Câu 5: Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lần lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
- A. Ω = {S, N};
- B. Ω = {NN, SS};
- C. Ω = {SN, NS};
-
D. Ω = {SN, NS, SS, NN}.
Câu 6: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu xanh” là:
- A. 10 626;
- B. 1 820;
- C. 7 566;
-
D. 8 806.
Câu 7: Trên bàn có 3 quả táo và 4 quả cam. Xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử lấy 2 quả ở trên bàn sau đó bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 quả nữa.
- A. 7 phần tử;
- B. 5 phần tử;
-
C. 105 phần tử;
- D. 21 phần tử.
Câu 8: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của biến cố chắc chắn?
-
A. Ω;
- B. ∅;
- C. M;
- D. c.
Câu 9: Hoạt động nào sau đây không phải là phép thử?
-
A. Đặt 2 chiếc bút bi đỏ, 5 chiếc bút bi xanh và 3 chiếc bút bi tím lên bàn và đếm xem có bao nhiêu chiếc bút bi;
- B. Chọn một trong ba bạn An, Bình, Cường tham gia cuộc thi chạy điền kinh;
- C. Chơi trò chơi gắp thú nhồi bông;
- D. Chọn một quyển sách bất kì trên giá sách và đọc tên của quyển sách đó.
Câu 10: Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố A là:
- A. 3;
-
B. 4;
- C. 5;
- D. 6.
Câu 11: Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp. Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bạn nam và 1 bạn nữ” là:
- A. 5;
- B. 4;
- C. 3;
-
D. 6.
Câu 12: Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp. Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là:
-
A. 10;
- B. 5;
- C. 15;
- D. 20.
Câu 13: Gọi A là biến cố của không gian mẫu . Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. A ∈ Ω;
-
B. A ⊂ Ω;
- C. Ω ∈ A;
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 14: Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lầm lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Xác định biến cố M: “Hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau”.
- A. M = {NN, SS};
-
B. M = {NS, SN};
- C. M = {NS, NN};
- D. M = {SS, SN}.
Câu 15: Bộ bài tú lơ khơ có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Rút ra được tứ quý K” là:
- A. 76 145;
- B. 270 725;
-
C. 1;
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 16: Cho tập hợp A gồm các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng 60. Chọn 1 phần tử trong tập hợp A. Gọi B là biến cố “Phần tử được chọn chia hết cho 10”. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là:
-
A. 6;
- B. 7;
- C. 5;
- D. 9.
Câu 17: Một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó thì được gọi là:
- A. Không gian mẫu;
- B. Phép thử;
- C. Phép thử ngẫu nhiên;
-
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 18: Biến cố là:
- A. Một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó;
-
B. Tập con của không gian mẫu;
- C. Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên;
- D. Một kết quả thuận lợi.
Câu 19: Gieo 2 con xúc xắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai chấm ở mặt trên. Số phần tử của không gian mẫu là:
- A. 9 phần tử;
- B. 18 phần tử;
-
C. 29 phần tử;
- D. 39 phần tử.
Câu 20: Biến cố không thể là:
-
A. Biến cố không bao giờ xảy ra;
- B. Biến cố có thể sẽ xảy ra;
- C. Biến cố luôn xảy ra;
- D. Phép thử.