Câu 1: Cho định lí “Nếu a < b thì a + c < b + c”. Giả thiết của định lí này là gì?
- A. a + c;
-
B. a < b;
- C. a + c < b + c;
- D. a < b thì a + c < b + c.
Câu 2: Câu nào là mệnh đề toán học?
-
A. “2 là số tự nhiên”;
- B. “Hà Nội là thủ đô Việt Nam”;
- C. “Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới”;
- D. “Dơi là một loài chim”.
Câu 3: Trong định lí ta nói: P là điều kiện cần để có Q. Khi đó P là gì của định lí?
- A. Giả thiết;
-
B. Kết luận;
- C. Nội dung;
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Khi x là số lẻ, mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai:
- A. “x không chia hết cho 4”;
- B. “x không chia hết cho 3”;
-
C. “x chia hết cho 2”;
- D. “x chia hết cho 3”.
Câu 5: Đâu là kí hiệu của hai mệnh đề kéo theo?
- A. P ⇐ Q;
- B. P ⟶ Q;
-
C. P ⇒ Q;
- D. P ⇔ Q.
Câu 6: Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều sai thì ta suy ra điều gì?
- A. P ⇔ Q;
- B. P và Q là hai mệnh đề đảo;
- C. P là mệnh đề phủ định của Q;
-
D. Không suy ra được gì.
Câu 7: Câu nào dưới đây không là một mệnh đề?
- A. Năm 2022 là năm nhuận
-
B. Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 5?
- C. Số 13 không là số nguyên tố
- D. Tổng các góc của một tứ giác bằng $360^{\circ}$
Câu 8: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
- A. 10 là bội của 5
- B. $\sqrt{3}$ là một số thực
- C. $4-\sqrt{15}>0$
-
D. Số 23 là hợp số
Câu 9: Hai mệnh đề sau là mệnh đề gì: “x chia hết cho 9” và “x chia hết cho 3”.
- A. Mệnh đề tương đương;
-
B. Mệnh đề kéo theo;
- C. Mệnh đề phủ định;
- D. Không có mối quan hệ gì.
Câu 10: Chọn phát biểu đúng về mệnh đề sau: ∀x ∈ ℕ, x$^{2}$ < 0?
- A. Với mọi số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
- B. Tồn tại một số thực x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
-
C. Với mọi số tự nhiên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0;
- D. Với mọi số nguyên x, bình phương của nó đều nhỏ hơn 0.
Câu 11: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
- A. Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề P đúng thì mệnh đề P sai;
-
B. Mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đảo của mệnh đề P và Q;
- C. Mệnh đề P ⇒ Q và mệnh đề Q ⇒ P đều đúng thì P ⇔ Q;
- D. P và Q tương đương nhau khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.
Câu 12: Đâu là mệnh đề chứa biến trong các câu sau:
- A. 2 + 3 = 5;
-
B. 2x là số chẵn;
- C. 3 – 1 > 3;
- D. 1 + 1 = 0.
Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?
- A. “Hà Nội”;
-
B. “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”;
- C. “Hà Nội có phải thủ đô của Việt Nam không?”;
- D. “Thủ đô của Việt Nam”.
Câu 14: Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề “2 không là số chẵn”:
- A. “2 là số lẻ”;
-
B. “2 là số chẵn”;
- C. “Số chẵn là số 2”;
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 15: Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề: ∀x ∈ ℝ, $x^{2} + 2x + 2 > 0$?
- A. $∀x ∈ ℝ, x^{2} + 2x + 2 < 0;$
- B. $∀x ∈ ℝ, x^{2} + 2x + 2 ≤ 0$;
- C. $∃x ∈ ℝ, x^{2} + 2x + 2 > 0$;
-
D. $∃x ∈ ℝ, x^{2} + 2x + 2 ≤ 0$.
Câu 16: Mệnh đề P ⇒ Q sai khi nào?
- A. P đúng, Q đúng;
- B. Q đúng, P sai;
- C. P sai, Q sai;
-
D. Q sai, P đúng.
Câu 17: Số mệnh đề chứa biến trong các mệnh đề sau là:
P: "n chia hết cho 3"
Q: "5 + 4 < 10"
R: "Phương trình $x^{2}-3x+2=0$ có nghiệm nguyên"
T: "Hiệu độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại"
- A. 0
-
B. 1
- C. 2
- D. 3
Câu 18: Với giá trị nào của x thì mệnh đề chứa biến $"\sqrt{x^{2}-3x+5}>2x+3"$ là đúng?
-
A. -1
- B. 0
- C. 1
- D. 2
Câu 19: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?
- A. Nếu a < b và b < c thì a < c
- B. Nếu tam giác ABC đều thì nó có 2 góc bằng $60^{\circ}$
-
C. Nếu tứ giác ABCD là hình thoi thì nó là một hình vuông
- D. Nếu a và b chia hết cho c thì a - b cũng chia hết cho c
Câu 20: Tìm mệnh đề kéo theo của hai mệnh đề “x là số lẻ” và “x chia hết cho 2”.
-
A. “Nếu x là số lẻ thì x chia hết cho 2”;
- B. “Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2”;
- C. “Nếu x không là số lẻ thì x không chia hết cho 2”;
- D. “Nếu x chia hết cho 2 thì x là số lẻ”.