NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?
-
A. Sử học.
- B. Khảo cổ học.
- C. Việt Nam học
- D. Cơ sở văn hóa
Câu 2: Lịch sử được hiểu là
-
A. những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- B. sự hiểu biết của con người về quá khứ.
- C. ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
- D. quá trình hình thành, phát triển của lịch sử tự nhiên.
Câu 3: Lịch sử còn được hiểu là
- A. Quá trình hình thành của xã hội loài người.
- B. Việc ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
-
C. Một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- D. Tiến trình phát triển của thế giới tự nhiên theo thời gian.
Câu 4: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học
- A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
- B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
-
C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
-
D. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.
Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử?
-
A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai
- B. Sự hình thành các nền văn minh
- C. Hoạt động của một vương triều
- D. Các trận đánh
Câu 6: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?
- A. Là quá khứ của loài người
-
B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay
- C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người
- D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người
Câu 7: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” đó là câu danh ngôn của ai?
-
A. Xi-xê-rông
- B. Hê-ra-chít
- C. Xanh-xi-mông
- D. Đê-mô-crit
Câu 8: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?
-
A. Con người
- B. Thượng đế
- C. Vạn vật
- D. Chúa trời
Câu 9: Cần phải học lịch sử vì?
- A. Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,… và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- B. Học lịch sử còn để đúc kết những những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
-
C. Cả A và B
- D. Đáp án khác
Câu 10: Các yếu tố cơ bản của sử kiện lịch sử là
- A. Thời gian và các nhân vật.
- B. Con người và sự kiện liên quan.
- C. Không gian và các yếu tố con người.
-
D. Thời gian, không gian và con người liên quan đến sự kiện.
Câu 11: Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là
- A. Thời gian hoạt động
- B. Các hoạt động
- C. Tính cá nhân
-
D. Mối quan hệ với cộng đồng
Câu 12: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?
-
A. Sự sáng tạo không ngừng của con người.
-
B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
- C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.
- D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.
Câu 13: Các sự kiện lịch sử có thể chia thành những loại nào?
-
A. Lịch sử cá nhân, Lịch sử dân tộc, Lịch sử loài người
- B. Lịch sử dòng họ, Lịch sử làng xã, Lịch sử thế giới
- C. Lịch sử thế giới, Lịch sử quốc gia, Lịch sử gia đình
- D. Lịch sử chính trị, Lịch sử văn hóa xã hội, Lịch sử văn minh nhân loại
Câu 14: Ý nào đưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
- A. Học lịch sử để biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
-
B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hoá của muôn loài.
- C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
- D. Học lịch sử để đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.
Câu 15: Lời căn dặn của Bác Hồ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc... Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” nói lên điều gì về vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?
- A. Lịch sử giúp ghi chép lại các sự kiện trong quá khứ, giúp các thế hệ sau biết được cội nguồn của dân tộc mình.
-
B. Lịch sử đã có vai trò phục dựng lại quá trình lập nước từ thời các vua Hùng đến ngày nay, chúng ta tự hào tiếp nối truyền thống đó, tự đúc kết những bài học kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
- C. Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống quí báu của dân tộc.
- D. Phản ánh lịch sử hình thành của dân tộc và trách nhiệm phát triển đất nước của thế hệ trẻ.
Câu 16: Sự kiện Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thuộc loại sự kiện gì?
- A. Lịch sử cá nhân
-
B. Lịch sử dân tộc
- C. Lịch sử loài người
- D. Khác
Câu 17: Vấn đề nào sau đây không thuộc phạm vi nghiên cứu của lịch sử?
- A. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người
- B. Các triểu đại phong kiến Việt Nam
- C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
-
D. Công dụng nổi bật của một chiếc máy tính bảng thế hệ mới
Câu 18: Sự kiện con người phát minh ra lửa thuộc loại sự kiện gì?
- A. Lịch sử cá nhân
-
B. Lịch sử dân tộc
-
C. Lịch sử loài người
- D. Khác
Câu 19: Sự kiện nào sau đây không thuộc loại sự kiện lịch sử loài người
- A. Con người tìm ra lửa cách đây khoảng 1,4 triệu năm
-
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
- C. Phát minh ra bánh xe
- D. Bùng nổ cách mạng công nghiệp
Câu 20: Cuốn sách nào sau đây em cho rằng không liên quan đến chủ đề lịch sử?
- A. Việt sử giai thoại
- B. Bách khoa lịch sử thế giới
- C. Đại Việt sử ký toàn thư
-
D. Dế mèn phiêu lưu ký
Câu 21: Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần
-
A. Có tư liệu lịch sử.
- B. Có phòng thí nghiệm.
- C. Tham gia các chuyến đi điền dã.
- D. Tham gia vào các sự kiện.
Câu 22: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
- A. Tư liệu truyền miệng
- B. Tư liệu hiện vật
- C. Tư liệu chữ viết
-
D. Các bài nghiên cứu khoa học
Câu 23: Ý nghĩa và giá trị của sử liệu:
- A. Sử liệu chính là phương tiện mà thông qua đó nhà sử học có thể nhận thức được những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- B. Các nguồn sử liệu là bằng chứng giúp các nhà sử học "dựng lại lịch sử" một cách chính xác và khách quan nhất.
- C. Các nguồn tư liệu còn giúp ta hình dung về cuộc sống tinh thần và vật chất của cuộc sống con người, giúp lí giải một số hiện tượng, sự việc dựa trên những chứng cứ khoa học.
-
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 24: Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?
-
A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
- B. Chỉ là những tranh, ảnh.
- C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.
- D. Là các văn bản ghi chép.
Câu 25: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?
- A. Tư liệu truyền miệng
-
B. Tư liệu hiện vật
- C. Tư liệu chữ viết
- D. Không thuộc các loại tư liệu nói trên
Câu 26: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?
- A. Tư liệu truyền miệng
- B. Tư liệu chữ viết
-
C. Tư liệu hiện vật
- D. Không được coi là tư liệu lịch sử
Câu 27: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?
- A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác.
- B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.
-
C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
- D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.
Câu 28: Khai thác nguồn tư liệu hiện vật có ý nghĩa giúp ta biết được
- A. Phần nào hiện thực lịch sử diễn ra.
- B. Tương đối đầy đủ về đời sống con người.
- C. Chính xác nhất đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người xưa.
-
D. Cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
Câu 29: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?
- A. Tư liệu hiện vật
-
B. Truyền miệng
- C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
- D. Ca dao, dân ca
Câu 30: "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc loại tư liệu?
- A. Tư liệu hiện vật
- B. Tư liệu gốc
-
C. Tư liệu chữ viết
- D. Truyền miệng
Câu 31: Khi tìm hiểu lịch sử, loại tư liệu nào là nguồn đáng tin cậy nhất?
-
A. Tư liệu gốc
- B. Tư liệu chữ viết
- C. Tư liệu hiện vật
- D. Tư liệu truyền miệng
Câu 32: Tư liệu như thế nào gọi là tư liệu gốc?
-
A.Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó
- B.Tư liệu được tổng hợp qua nghiên cứu các hiện vật
- C.Tư liệu được truyền miệng từ đời này qua đời khác
- D.Tư liệu được tuyển tập từ các câu chuyện cổ
Câu 33: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,… Thuộc nhóm tư liệu nào dưới đây?
- A.Tư liệu hiện vật
- B.Tư liệu gốc
-
C.Tư liệu truyền miệng
- D.Tư liệu chữ viết
Câu 34: Nguồn tư liệu nào thường mang tính chủ quan của tác giả tư liệu?
- A. Tư liệu gốc
- B. Tư liệu hiện vật
- C. Tư liệu chữ viết
-
D. Tư liệu truyền miệng
Câu 35: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ thuộc nhóm tư liệu gì?
- A.Tư liệu truyền miệng
- B.Tư liệu gốc
- C.Tư liệu hiện vật
-
D.Tư liệu chữ viết
Câu 36: Tư liệu nào sau đây không thuộc nhóm tư liệu hiện vật?
- A. Quần thể di tích cố đô Huế
- B. Rìu đá núi đọ
-
C. Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- D. Trống đồng Đông Sơn
Câu 37: "Đại Việt Sử kí toàn thư" thuộc nguồn sử liệu nào?
- A. Tư liệu hiện vật
- B. Tư liệu chữ viết
-
C. Tư liệu gốc
- D. Tư liệu truyền miệng
Câu 38: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?
-
A. Ca dao, dân ca
- B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
- C. Truyện dã sử
- D. Truyền thuyết
Câu 39: Xác định câu sai về nội dung trong các câu sau:
- A. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.
-
B. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
- C. Tư liệu hiện vật là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.
- D. Các nhà sử học dựa vào các nền văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.
Câu 40: Đâu không phải là một nguồn sử liệu
- A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
-
B. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định)
- C. Truyền thuyết Thánh Gióng
- D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh