Câu 1: Nước Âu Lạc ra đời vào năm:
- A. 218 TCN.
- B. 208 TCN.
- C. 207 TCN.
- D. 179 TCN.
Câu 2: Thục Phán lên ngôi, xưng là:
- A. Hùng Vương.
- B. Hoàng đế.
- C. An Dương Vương.
- D. Thiên tử.
Câu 3: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở:
- A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- B. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
- C. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
- D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Câu 4: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
- A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 5: Nghề nào sau đây không phải nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
- A. Gieo trồng lúa và các loại rau, củ, quả.
- B. Nghề gốm và xây dựng.
- C. Luyện kim, đúc đồng.
- D. Chế tạo vũ khí bằng đồng.
Câu 6: Lễ hội nào sau đây không phải của người Văn Lang, Âu Lạc:
- A. Hội ngày mùa.
- B. Hội đấu vật.
- C. Té nước.
- D. Đua thuyền.
Câu 7: Người Lạc Việt và người Âu Việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?
- A. Văn Lang.
- B. Lạc Việt.
- C. Âu Việt.
- D. Âu Lạc.
Câu 8: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang, Âu Lạc bao gồm:
- A. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá.
- B. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
- C. Rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
- D. Khoai, đậu, tôm, cá, ngô.
Câu 9: Người nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hợn trong việc trị nước ở Âu Lạc là:
- A. Lạc tướng.
- B. Hùng Vương.
- C. An Dương Vương.
- D. Bồ chính.
Câu 10: Vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc là:
- A. Tấm che ngực.
- B. Nỏ Liên châu.
- C. Mũi tên đồng.
- D. Giáo hình lá mía.
Câu 11: An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích:
- A. Mở rộng lãnh thổ bằng cách gây chiến tranh với các nước.
- B. Đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- C. Kiến trúc và trình độ luyện kim đạt trình độ cao.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 12: Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tinh xảo trong nghề đúc đồng của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:
- A. Các loại vũ khí bằng đồng.
- B. Các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
- C. Trống đồng, thạp đồng.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 13: Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang là:
- A. Vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước.
- B. Có quân đội và vũ khí tốt.
- C. Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) nên nước được chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiếng chạ.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang hiện không còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay:
- A. Gói bánh chưng, làm bánh giày.
- B. Ăn trầu.
- C. nhuộm răng đen, xăm mình.
- D. Mặc váy yếm trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
- B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
- C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.
- D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.
Câu 16: Chính quyền đô hộ của nhà Hán ở nước ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng có:
- A. 2 quận.
- B. 3 quận.
- C. 4 quận.
- D. 1 quận.
Câu 17: Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc:
- A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
- B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.
- C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.
- D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển.
Câu 18: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:
- A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
- B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
- C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
- D. Năng suất tăng hơn trước.
Câu 19: Bài học lớn nhất cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược là:
- A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
- B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
- C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
- D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Câu 20: Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:
- A. Tống Bình.
- C. Đại La.
- C. Long Biên.
- D. Vạn An.
Câu 21: Nghĩa quân của Mai Thúc Loan tiến ra Bắc, đánh chiếm và làm chủ thành:
- A. Tống Bình.
- B. Long Biên.
- C. Đại La.
- D. Vạn An.
Câu 22: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là:
- A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
- B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X.
- C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc.
- D. Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.
Câu 23: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:
- A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách dùng người Việt để trị người Việt.
- B. Chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
- C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đầu tranh bất khuất không cam chịu của nhân dân ta.
- D. Do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.
Câu 24: Một số địa điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,…thể hiện:
- A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.
- B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
- C. Sự phát triển cùa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- D. Vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
Câu 25: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã khiến cho toàn thể….chấn động”:
- A. Cửu Chân.
- B. Cửu Đức.
- C. Giao Châu.
- D. Nhật Nam.
Câu 26: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là:
- A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.
- B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.
- C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.
- D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
Câu 27: Đoạn tư liệu dưới đây nói về người anh hùng dân tộc nào?
“Nam đế nhà Tiền Lý đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự chủ lấy nước mình, đủ làm nhanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này”.
- A. Phùng Hưng.
- B. Mai Thúc Loan.
- C. Lý Bí.
- D. Ngô Quyền.
Câu 28: Một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc là:
- A. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
- B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- C. Khởi nghĩa Bà Triệu.
Câu 29:Nhận định nào dưới đây không đúng về cuộc khới nghĩa Lý Bí:
- A. Năm 545, Triệu Quang Phục tiếp tục thay Lý Bí lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi, lên làm vua và gọi là Triệu Việt Vương.
- B. Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- C. Cuối năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.
- D. Năm 545, Triệu Quang Phục xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch.
Câu 30: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là:
- A. Động Khuất Lão.
- B. Cửa sông Tô Lịch.
- C. Thành Long Biên.
- D. Đầm Dạ Trạch