[KNTT] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách kết nối tri thức và cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các nhà nước thàng bang ở Lưỡng Hà ra đời vào khoảng:

  • A. Đầu thiên niên kỉ thứ I TCN.
  • B. Cuối thiên niên kỉ thứ II TCN.
  • C. Đầu thiên niên kỉ thứ III TCN.
  • D. Khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN. ‘

Câu 2: Cư dân Ai Cập viết chữ trên:

  • A. Đất sét.
  • B. Mai rùa.
  • C. Thẻ tre.
  • D. Giấy Pa-pi-rút.

Câu 3: Chữ viết của người Lưỡng Hà là:

  • A. Chữ hình nêm.
  • B. Chữ tượng hình.
  • C. Chữ hình triện.
  • D. Chữ viết trên đất sét

Câu 4: Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập là:

  • A. Viết chữ trên đất sét.
  • B. Giỏi về số học, sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.
  • C. Biết tính diện tích các hình
  • D. Có tục ướp xác, giải phẫu phát triển.

Câu 5: Công trình nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà là:

  • A. Kim tự tháp Kê-ốp.
  • B. Vườn treo Ba-bi-lon.
  • C. Đấu trường Cô-li-dê.
  • D. Vạn Lí Trường Thành.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

  • A. Có nhiều con sông lớn.
  • B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
  • C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
  • D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

 Câu 7: Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?

  • A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
  • B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
  • C. Sự tranh chấp giữa các nôm
  • D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.

 Câu 8: “Tặng phẩm” mà sông Nin không mang tới cho Ai Cập cổ đại là:

  • A. Bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
  • B. Trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
  • C. Mực nước lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.
  • D. Lớp đất mềm, xốp, dễ canh tác. 

Câu 9: Nội dung học thuyết, tư tưởng của phái Phái gia là:

  • A. Chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.
  • B. Chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng pháp luật để cai trị.
  • C. Mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền lực.
  • D. Dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc.

Câu 10: Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì:

  • A. Nhà Hạ.
  • B. Nhà Thương.
  • C. Nhà Chu.
  • D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

Câu 11: Thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII không được truyền bá và có sự ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là:

  • A. Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu...
  • B. Người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội.
  • C. Chữ Hán được được sử dụng trong thi cử.
  • D. Sử dụng kĩ thuật làm giấy. 

Câu 12:  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Hoàng Hà dài 5464 km, là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc. Con sông này chứa lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới. “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa“ Lưu vực Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc suốt một thời kì dài. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....

Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về con sông nào ở miền Bắc Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự:

  • A. Sông Mã.
  • B. Sông Cả.
  • C. Sông Đuống.
  • D. Sông Hồng.

Câu 13: Những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta là:

  • A. Nhà Triệu.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Nam Hán.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Nhà Hán có sự kiện liên quan đến lịch sử Việt Nam là:

  • A. Nhà Hán đô hộ nước ta.
  • B. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
  • C. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
  • D. Cả A, B đều đúng.

Câu 15: Quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là:

  • A. Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.
  • B. Học kiến thức trước, có kiến thức mới có thể giúp ích được cho xã hội.
  • C. Cần phải học kiến thức văn hóa từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • D. Học văn hóa trước, tìm hiểu kiến thức xã hội sau.

Câu 16: Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã là:

  • A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
  • B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
  • C. Hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.
  • D. Khí hậu khô nóng.

Câu 17: Với nhiều vịnh, hải cảng là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế:

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm.
  • D. Thương nghiệp đường biển.

Câu 18: A-ten được gọi là:

  • A. Thành bang tiêu biểu nhất ở Hy Lạp.
  • B. Đại hội đồng nhân dân ở Hy Lạp.
  • C. Các cơ quan nhà nước ở La Mã.
  • D. Hai đế quốc hùng mạnh nhất trước khi La Mã mở rộng lãnh thổ. 

Câu 19: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước:

  • A. Quân chủ chuyên chế.
  • B. Chiếm hữu nô lệ.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Đế chế.

Câu 20: Người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:

  • A. Thiên tử.
  • B. Viện nguyên lão.
  • C. Ốc-ta-vi-út .
  • D. Đại hội đồng nhân dân.

Câu 21: Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:

  • A. Truyền thuyết.
  • B. Sử thi.
  • C. Văn xuôi.
  • D. Truyện ngắn. 

Câu 22: Hy Lạp và La Mã cổ đại được hình thành ở:

  • A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
  • B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
  • C. Trên các đồng bằng.
  • D. Trên các cao nguyên.

Câu 23: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • D. Chăn nuôi gia súc.

 Câu 24: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp là:

  • A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.
  • B. Có nguồn khoáng sản phong phú.
  • C. Lãnh thổ trải rộng cả ba châu lục.
  • D. Nền kinh tế điền trang phát triển.

Câu 25: Nhận định nào dưới đây không chính xác khi nói về các thành bang ở Hy Lạp:

  • A. Thành bang tiêu biểu nhất là và A-ten.
  • B. Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, đo lường tiền tệ và những thần bảo hộ riêng.
  • C. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang cơ bản giống nhau.
  • D. Các thành bang ở Hy Lạp thực chất là những nhà nước chiếm hữu nô lệ.

Câu 26:Lãnh thổ của đế quốc La Mã trở thành đế quốc rộng lớn vào:

  • A. Thế kỉ IV TCN.
  • B. Thế kỉ III TCN.
  • C. Thế kỉ II TCN.
  • D. Thế kỉ I TCN.

Câu 27: Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã có điểm gì khác nhau?

  • A. Cơ quan quyền lực cao nhất ở thành bang của Hy Lạp đó là Đại hội nhân dân, ở La Mã  là “Đấng tối cao”.
  • B. Hy Lạp tiêu biểu cho chế độ dân chủ cổ đại, La Mã có xu hướng độc quyền.
  • C. La Mã là một lãnh thổ rộng lớn bao trùm nhiều phần của cả ba châu lục (Âu, Á, Phi).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò:

  • A. Bầu cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
  • B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
  • C. Chỉ tồn tại về hình thức.
  • D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

Câu 29: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị kinh tế và văn hóa của cây Ô-liu của Hy Lạp:

  • A. Ô liu là cây trồng phổ biến nhất ở Hy Lạp.
  • B. Cành lá ô liu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và hoà bình.
  • C. Hy Lạp là một trong các quốc gia xuất khẩu dầu ô liu hàng đầu thế giới.      
  • D. Dầu ô-liu dùng để làm giảm đau, sát trùng và làm nóng cơ thể.

Câu 30: Sử học Hy Lạp được gọi là:

  • A. Cội nguồn của sử học phương Tây.
  • B. Quê hương của sử học thế giới.
  • C. Nơi có nhiều nhà sử học nổi tiếng nhất phương Tây.
  • D. Nơi có những tác phẩm sử học đồ sộ nhất phương Tây.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ