Câu 1: Người đứng đầu một bộ là:
- A. Lạc hầu.
-
B. Lạc tướng.
- C. Vua Hùng.
- D. Lạc dân.
Câu 2: Người đứng đầu chiềng, chạ là:
- A. Lạc hầu.
- B. Lạc tướng.
-
C. Bồ chính.
- D. Tướng lĩnh.
Câu 3: Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
- A. Làm đồ gốm.
- B. Đánh bắt cá.
- C. Luyện kim, đúc đồng.
-
D. Trồng lúa nước.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- A. Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước.
- B. Đồ ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, ốc,…
-
C. Thờ núi, sông, Mặt trời, Mặt trăng, đất, nước,…
- D. Sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
Câu 5: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
- A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
- B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
- C. Chia thành cấm binh và hương binh.
-
D. Chưa có quân đội.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang:
- A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
- B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
- C. Nhu cầu chống ngoại xâm.
-
D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
Câu 7: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng:
-
A. Thuyền.
- B. Ngựa.
- C. Lừa.
- D. Voi.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa sự ra đời Nhà nước Văn Lang:
- A. Mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- B. Là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
- C. Tạo cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
-
D. Kết thúc thời kì xã hội nguyên thủy Việt Nam.
Câu 9: Một số câu ca dao, truyền thuyết có liên quan đến tục ăn trầu của cư dân Văn Lang:
- A. Yêu nhau cau sáu bổ ba/Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười.
- B. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
- C. Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10: So với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, điểm mới của nhà nước Âu Lạc là:
- A. Lãnh thổ mở rộng hơn, chia thành nhiều bộ.
- B. Lực lượng quân đội khá đông.
- C. Vũ khí có nhiều cải tiến.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Công lao của các Vua Hùng đối với đất nước là:
- A. Các vua Hùng đã có công khai hoang mở mang diện tích đất trồng trọt.
-
B. Các vua Hùng đã có công dựng nước.
- C. Các vua Hùng đã có công giữ nước.
- D. Các vua Hùng đã có công lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm.
Câu 12: Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là:
-
A. Hùng Vương.
- B. An Dương Vương.
- C. Thủy Tinh.
- D. Sơn Tinh.
Câu 13: Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” muốn nhắc các thế hệ mai sau:
- A. Nhà nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên trong lịch sử.
-
B. Cần luôn ghi nhớ tới cội nguồn dân tộc, lòng biết ơn và ý thức, trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.
- C. Thường xuyên về thăm di tích lịch sử Đền Hùng.
- D. Tìm hiểu, học tập tốt môn Lịch sử.
Câu 14: Sơ đồ tổ chức chính quyền ở nhà Hán ở Giao Châu theo thứ tự từ trên xuống dưới là:
- A. Huyện, châu, quận, làng xã.
-
B. Châu, quận, huyện, làng xã.
- C. Làng xã, huyện, quận, châu.
- D. Quận, huyện, châu, làng xã.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
- B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
-
C. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
- D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 16: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:
- A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
- B. Thu tô thuế nặng nề, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.
- C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
-
D. Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
Câu 17: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:
-
A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
- B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
- C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
- D. Bắt nhân dân ta cống nap các sản vật quý trên rừng, dưới biển.
Câu 18: Một trong những sản vật mà người Việt phải cống nạp cho chính quyền phương Bắc là:
- A. Muối.
- B. Gạo.
- C. Sắt
-
D. Vải vóc.
Câu 19: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng công cụ lao động phổ biến bằng:
-
A. Sắt.
- B. Thiếc.
- C. Đồng đỏ.
- D. Đồng thau
Câu 20: Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:
- A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
- B. Địa chủ người Việt.
- C. Nông dân làng xã.
-
D. Hào trưởng bản địa.
Câu 21: Mục đích của việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta là:
- A. Xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
- B. Ép buộc nhân dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- C. Xây dựng trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 22: Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt nằm ở:
- A. Huyện Mê Linh, Hà Nội
- B. Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
- C. Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
D. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Câu 23: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
- A. Tô Định bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân oán hận.
-
B. Chính sách cai trị hà khắc chảu chính quyền đô hộ nhà Ngô.
- C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị, khiến người Việt càng thêm khốn khổ.
- D. Bất bình với chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
Câu 24: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm:
- A. Năm 34.
-
B. Năm 40.
- C. Năm 42.
- D. Năm 43.
Câu 25: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm:
- A. Năm 246.
- B. Năm 247.
-
C. Năm 248.
- D. Năm 249.
Câu 26: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
- A. Khởi nghĩa lan rộng, làm cho toàn thể Giao Châu chấn động.
-
B. Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
- C. Bà Triệu xưng vương.
- D. Quân Ngô tháo chạy về nước.
Câu 27: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là:
- A. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc, thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
-
B. Chính sách cai trị khắc nghiệt của nhà Lương khiến người Việt ngày càng khốn khổ.
- C. Mâu thuẫn giữa người Việt và nhà Hán.
- D.Bất bình với chính sách cai trị của nhà Ngô.
Câu 28: Trưng Trắc, Trưng Nhị là:
- A. Hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay).
-
B. Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
- C. Làm quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc (tỉnh Thái Nguyên ngày nay).
- D. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, quê ở Hoan Châu (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).
Câu 27: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
- A. Làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
- B. Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
-
C. Dân chúng quận Giao Chỉ lần lượt nổi dậy, lực lượng ngày càng đông đảo.
- D. Chính quyền ban tước cho tướng có công, miễn giảm thuế khóa cho dân.
Câu 28: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
- A. Trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộ đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam.
- B. Là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng dầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
-
C. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
- D. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
Câu 29: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” là câu nói của:
- A. Hai Bà Trưng.
- B. Ngô Quyền.
- C. Võ Nguyên Giáp.
-
D. Hồ Chí Minh.
Câu 30: Vị anh hùng sớm liên kết với các hào kiệt như Triệu Quang Phục, Phạm Tu,…để chống lại nhà Lương là:
- A. Ngô Quyền.
- B. Phùng Hưng.
-
C. Lý Bí.
- D. Mai Thúc Loan.