[KNTT] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đầu thế kỉ X (P5)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đầu thế kỉ Xthuộc sách kết nối tri thức và cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đánh thắng quân Tần, Thục Phán lên ngôi vua tự xưng là:

  • A. Thiên Tử.
  • B. Tiết Độ Sứ.
  • C. An Dương Vương.
  • D. Thục Phán Vương.

Câu 2: Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nam giới:

  • A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
  • B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
  • C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
  • D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.

Câu 3: Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh:

  • A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
  • B. Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
  • C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4:  Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là:

  • A. Nơi đóng đô.                                                        
  • C. Nông nghiệp và sản xuất.
  • B. Tục lệ sinh sống.                                                   
  • D. Cuộc sống của người Lạc Viêt và Âu Việt.

Câu 5: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở:

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang.
  • B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.
  • C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu.
  • D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt.

Câu 6: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?

  • A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
  • B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
  • C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
  • D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.

Câu 7: Ý nghĩa về tên nước Âu Lạc là:

  • A. Tên Âu Lạc hay hơn tên Văn Lang.
  • B. Kết hợp từ chữ Lạc Long Quân - Âu Cơ.
  • C. Do thần thánh sáng tạo ra.
  • D. Người Tây Âu và Lạc Việt.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần (cuối thế kỉ III TCN) là:

  • A. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
  • B. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của Vua Hùng.
  • C. Nước Âu Lạc có quân đội thường trực mạnh, vũ khí tốt.
  • D. Nước Âu Lạc có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Câu 9: Vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương là:

  • A. Giáo đồng.
  • B. Rìu chiến.
  • C. Dao găm đồng.
  • D. Nỏ (dùng mũi tên đồng).

 Câu 10: An Dương Vương lập kinh đô mới ở vùng Phong Khê vì:

  • A. Là vùng đất đông dân.
  • B. Là vùng đất nằm ở trung tâm đất nước.
  • C. Là vùng đất gần các con sông lớn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Người tuấn kiệt chỉ huy nhân dân đánh tan quân Tần là:

  • A. Vua Hùng thứ 16.
  • B. Thục Phán.
  • C. Vua Hùng thứ 17.
  • D. Vua Hùng thứ 18.

Câu 12: Từ Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ), An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) nói lên điều gì?

  • A. Từ rừng núi về đồng bằng chứng tỏ sức mạnh phát triển hơn trước.
  • B. Không cần dựa vào thế tự nhiên hiểm trở.
  • C. Phong Khê là quê hương của Thục Phán.
  • D. Từ đồng bằng lên rừng núi, đưa đất nước vào thế phòng ngự.

Câu 13: Vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại:

  • A. Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ).
  • B. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
  • C. Khu di tích Thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
  • D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).

Câu 14: Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với mục đích:

  • A. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương.
  • B. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.
  • C. Phục dựng lại cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.
  • D. Tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

 Câu 15: Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là:

  • A. Mai Hắc Đế.
  • B. Tiền Ngô Vương.
  • C. Dạ Trạch Vương.
  • D. Hoài Vũ Vương.

Câu 16: Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao là câu nói của vị anh hùng dân tộc:

  • A. Trưng Trắc.
  • B. Trưng Nhị.
  • C. Bà Triệu.
  • D. Lê Chân.

Câu 17: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở:

  • A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Câu 18: Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị đàn áp trước sự tấn công của quân Hán do ai chỉ huy?

  • A. Hoằng Tháo.
  • B. Tô Định.
  • C. Thái thú người Hán.
  • D. Mã Viện.

Câu 19: Lê Hải Bà Vương là:

  • A. Trưng Trắc.
  • B. Trưng Nhị.
  • C. Bà Triệu.
  • D. Lê Chân.

Câu 20: Cuộc khởi nghĩa thu hút vào chục vạn người tham gia, được nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp là:

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
  • C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
  • D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 

Câu 21: Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:

  • A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).
  • B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
  • C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
  • D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).

Câu 22: “Bố Cái đại vương” là:

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Phùng Hưng.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Triệu Quang Phục.

 Câu 23: Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:

  • A. Mị Châu - Trọng Thuỷ. 
  • B. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.  
  • C. Cây tre trăm đốt.
  • D. Rùa vàng (Rùa Thần).

Câu 24: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu để làm suy yếu nước Âu Lạc:

  • A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
  • B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
  • C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy.
  • D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.

Câu 25: Ý nào không phản ánh đúng sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:

  • A. Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
  • B. Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.
  • C. Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.
  • D. Người Việt đã đã tiếp thu kĩ thuật làm giấy từ Ấn Độ để làm ra các loại giấy có chất lượng tốt.

Câu 26: Nhận định nào dưới đây không đúng về những chuyển biến về xã hội trong thời kì Bắc thuộc:

  • A. Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.
  • B. Lực lượng quân đồn trú có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
  • C. Bao trùm trong xã hội bấy giờ là mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
  • D. Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các tầng lớp trong xã hội đều có sự biến đổi. 

Câu 27:  Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên do ai nắm giữ?

  • A. Nhà Đường.
  • B. Nhà Tần.
  • C. Nhà Hán.
  • D. Nhà Thương.

Câu 28: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị nào về văn hóa đối với nước ta:

  • A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
  • B. Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
  • C. Tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
  • C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
  • D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

Câu 30: Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm:

  • A. 179 TCN.
  • B. 197 TCN.
  • C. 189 TCN.
  • D. 198 TCN.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ