[KNTT] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì?

  • A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
  • B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài
  • C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
  • D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ 

Câu 2: Những việc làm của họ Khúc sau khi nắm quyền lực là gì?

  • A. Đặt lại các khu vực hành chính cử người trông coi mọi việc đến tận xã
  • B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc
  • C. Lập lại sổ hộ khẩu…
  • D. Tất cả đáp án trên 

Câu 3: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

  • A. Giữa năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu
  • B. Được truyền ngôi
  • C. Được vua Đường trọng dụng
  • D. Chiếm ngôi

Câu 4: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?

  • A. An Nam quốc vương
  • B. Hoàng đế
  • C. Tiết độ sứ
  • D. Thái úy 

Câu 5: Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Lý Bí
  • B. Khúc Thừa Dụ
  • C. Khúc Hạo
  • D. Dương Đình Nghệ

Câu 6: Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?

  • A. Cắt đứt quan hệ với nhà Đường, thiết lập quan hệ với nhà Nam Hán
  • B. Thể hiện sự thần phục với nhà Nam Hán để giảm thiểu nguy cơ bị xâm lược
  • C. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Hậu Lương
  • D. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Dương Đình Nghệ

Câu 7: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc? 

  • A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc
  • B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt
  • C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện
  • D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước

Câu 8: Đâu không là nguyên nhân khi Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?

  • A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng
  • B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều
  • C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh
  • D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn

Câu 9: Đâu không phải là ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

  • A. Đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán
  • B. Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
  • C. Bước đầu giành được quyền tự chủ cho dân tộc
  • D. Mở ra thời kì mới trong lịch sử- độc lập, tự chủ, lâu dài

Câu 10: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nam Hán, hành động đầu tiên của Ngô Quyền khi kéo quân ra Bắc là gì?

  • A. Triệu tập các tướng lĩnh bàn kế sách đánh giặc
  • B. Huy động nhân dân xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
  • C. Tiến vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn
  • D. Cử đoàn sứ giả sang hòa giải với nhà Nam Hán

Câu 11: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?

  • A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
  • B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nói đậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
  • C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt. 
  • D. Có con trai là Khúc Hạo người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

Câu 12: Nội dung nào đưới đây không thể hiện đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo?

  • A. Định lại mức thuế cho công bằng.
  • B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường. 
  • C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
  • D. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán đế quản lí cho thống nhất.

Câu 13: Căn cứ làng Giảng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?

  • A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
  • B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. 
  • C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa. 
  • D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Câu 14: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng?

  • A. Chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).
  • B. Đây là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào nước ta.
  • C. Lòng sông hẹp và nồng, mực nước vùng cửa sông lúc thuỷ triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
  • D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lấy... giúp bố trí lực lượng quân thuỷ, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi. 

Câu 15: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả nào?

  • A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc. 
  • B. Một số cuộc nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
  • C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
  • D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.

Câu 16: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập 

  • A. đã được thực hiện trọn vẹn.
  • B. chưa được thực hiện trọn vẹn.
  • C. chưa bao giờ được thực hiện.
  • D. không phải là mục tiêu chính.

Câu 17; Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là

  • A. viên tiết độ sứ người Trung Quốc
  • B. viên tiết độ sứ người Việt
  • C. Khúc Thừa Dụ
  • D. Khúc Hạo

Câu 18: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo lên thay cha nắm quyền tiến hành cải cách đã chứng tỏ

  • A. người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
  • B. nước ta đã hoàn toàn độc lập.
  • C. ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
  • D. kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Câu 19: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930 – 931)?

  •  A. Dương Đình Nghệ
  • B. Khúc Thừa Dụ
  • C. Khúc Hạo
  • D. Ngô Quyền

Câu 20: Quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm nào?

  • A. Năm 930
  • B. Năm 931
  • C. Năm 937
  • D. Năm 938

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ