Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ:
- A. V TCN.
- B. VI TCN.
-
C. VII TCN.
- D. VIII TCN.
Câu 2: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay:
- A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
-
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:
-
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
- C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
- D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Câu 4: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
- A. Hoàng đế.
- B. Thiên tử.
-
C. Hùng Vương (vua Hùng).
- D. Lạc tướng.
Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:
- A. Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến.
- B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
- C. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
-
D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
Câu 6: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
-
A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
- B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
- C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
- D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:
- A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
-
B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
- C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
- D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
Câu 8: Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:
- A. 4 000 năm.
- B. 3 500 năm.
-
C. 2 700 năm.
- D. 2 000 năm.
Câu 9: Vua Hùng và lạc dân có mối quan hệ:
- A. Xa cách.
-
B. Gần gũi.
- C. Phân biệt.
- D. Lạc dân không được nhìn thấy mặt Vua Hùng.
Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
- A. Lúa gạo là lương thực chính.
- B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
- C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên.
-
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
Câu 11: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc:
- A. Gói bánh chưng.
- B. Nhuộm răng đen.
- C. Xăm mình.
-
D. Đi chân đất.
Câu 12: Cư dân Văn Lang, Lạc phải sống quần tụ trong các chiềng, chạ vì:
- A. Họ có chung huyết thống.
- B. Cần phải xua đổi thú dữ.
-
C. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.
- D. Yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp.
Câu 13: Sự tích “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giày” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang:
-
A. Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.
- B. Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
- C. Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
- D. Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.
Câu 14: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
-
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
- C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 15: Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn sơ khai, đơn giản vì:
- A. Nhà nước ra đời trên sự hợp nhất của 15 bộ. Hùng Vương thực chất giông như một thủ lĩnh quân sự.
- B. Sự phân hóa giàu nghèo chưa thật sự sâu sắc.
- C. Tổ chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt;
-
A. Đoàn kết.
- B. Trọng nghĩa khí.
- C. Chống ngoại xâm.
- D. Trọng văn.
Câu 17: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào:
- A. Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
-
B. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- C. Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
- D. Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Câu 18: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:
- A. Hà Nội.
-
B. Bắc Ninh.
- C. Thanh Hóa.
- D. Nghệ An.
Câu 19: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về bộ máy cai trị đối với người Việt như thế nào?
-
A. Cho xây đắp các thành lũy lớn ở trị sở các châu – quận và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.
- B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
- C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
- D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.
Câu 20: Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:
- A. Viên thứ sử người Hán.
- B. Viên Thái thú người Hán.
-
C. Hào trưởng người Việt.
- D. Tiết độ sứ người Việt.
Câu 21: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về Thành cổ Luy Lâu:
- A. Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyền đô hộ.
- B. Là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt thời Bắc thuộc.
- C. Luy Lâu là một thành cổ có lịch sử trên 2 000 năm được xây dựng từ thời Đông Hán.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Ai là người đứng đầu một huyện trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
-
A. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
- B. Hào trưởng người Việt.
- C. Viên Thứ sử người Hán.
- D. Viên Thái thú người Hán.
Câu 23: Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
- A. Hào trưởng người Việt.
-
B. Viên Thứ sử người Hán.
- C. Viên Thái thú người Hán.
- D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
Câu 24: Ai là người đứng đầu một quận trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
-
A. Viên Thái thú người Hán.
- B. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
- C. Hào trưởng người Việt.
- D. Viên Thứ sử người Hán.
Câu 25: Người đứng đầu làng xã trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu
- A. Tiết độ sứ người Việt.
- B. Viên Thái thú người Hán.
-
C. Người Việt.
- D. Tiết độ sứ người Hán.
Câu 26: Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:
- A. Viên tiết độ sứ người Hán.
- B. Viên thái thú người Hán.
-
C. Quân đội đồn trú.
- D. Viên thứ sử người Hán.
Câu 27: Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là:
- A. Giành quyền dân sinh.
- B. Giành chức Tiết độ sứ.
- C. Giành quyền độc lập dân tộc.
-
D. Giành độc lập, tự chủ.
Câu 28: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo:
- A. Bà Triệu.
-
B. Hai Bà Trưng.
- C. Lý Bí.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 29: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
-
A. Bất bình với chính sách cai trị hà khắc, bạo ngược của nhà Hán.
- B. Mẫu thuẫn của người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô trở nên gay gắt.
- C. Nhà Lương siết chặt ách cai trị khiến người Việt ngày càng khốn khổ.
- D. Không cam chịu chính sách cai trị hà khắc và thuế khóa, lao dịch nặng nề của nhà Đường.
Câu 30: Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
- A. Lật đổ ách cai trị của người Hán, giành được độc lập, tự chủ.
- B. Quân Tô Định phải rút chạy về nước.
-
C. Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- D. Đánh tan quân của Mã Viện.