[KNTT] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 11: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỷ X

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 11: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỷ X - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
  • B. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ V
  • C. Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VI
  • D. Thế kỉ V TCN đến thế kỉ VII

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước
  • B. Giao lưu kinh tế - văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ
  • C. Thương mại đường biển rất phát triển
  • D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,…

Câu 3: Nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam:

  • A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
  • B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
  • C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất của quốc gia cổ Cham-pa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

  • A. Vương quốc phát triển đến đỉnh cao
  • B. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng, phía Bắc đến tận sông Gianh (Quảng Bình), phía Nam đến sông Dinh (Bình Thuận)
  • C. Việc buôn bán với nước ngoài trở nên nhộn nhịp, sầm uất
  • D. Bước vào giai đoạn suy thoái, rồi dần dần hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.

Câu 5: Chỉ ra điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam?

  • A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
  • B. Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
  • D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Câu 6: Đông Nam Á gồm mấy khu vực?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam là gì?

  • A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
  • B. Ngoại thương đường biển rất phát triển
  • C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á
  • D.Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình

Câu 8: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam?

  • A. ở nhà sàn.
  • B. thờ thần Mặt trời.
  • C. thời thần Sông.
  • D. thờ cúng tổ tiên.

Câu 9: Khu vực Đông Nam Á được coi là:

  • A.  Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ
  • B.  “ngã tư đường” của thế giới
  • C.  “cái nôi” của thế giới
  • D.  Trung tâm của thế giới

Câu 10: Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang lúc bấy giờ là gì?

  • A. Thờ thần Mặt Trời (ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống đồng là tượng trưng cho thần Mặt Trời), thần Sông, thần Núi…
  • B. Tín ngưỡng phồn thực thể
  • C. Thờ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với làng nước (thờ Thánh Gióng, thần Tản Viên…), mà đỉnh cao là tục thờ cúng Hùng Vương.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Quốc gia sơ kì nào được thành lập trên hạ lưu sông nào lãnh thổ Thái Lan ngày nay?

  • A. Chao Phray-a
  • B. Dương Tử
  • C. Mê Công
  • D. Ta-cô-la

Câu 12: Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển những hải cảng sầm uất nào được thành lập?

  • A. Ta-cô-la
  • B. Óc Eo
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Đáp án khác

 Câu 13:  Các vương quốc ở Đông Nam Á thường hình thành ở nhưng khu vực nào?

  • A. Lưu vực các con sông lớn và các đảo lớn
  • B. Thượng nguồn các sông lớn và các đảo lớn.
  • C. Ven biển.
  • D. Vùng núi và cao nguyên.

Câu 14: Đông Nam Á có vị trí địa lí nằm án giữ trên con đường hàng hải nối liền :

  • A.  Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
  • B.  Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương
  • C.  Thái Bình Dương với Đại Tây Dương
  • D. Trung Quốc với Nhật Bản

 Câu 15: Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc ở Đông Nam Á lục địa từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là gì?

  • A.  Nông nghiệp
  • B.  Thủ công nghiệp
  • C.  Thương mại biển
  • D.  Khai thác hải sản 

Câu 16: Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?

  • A.  Kinh tế nông nghiệp phát triển
  • B.  Các nghề thủ công đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng
  • C.  Thương mại đường biển thông qua các hải cảng
  • D.  Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo

Câu 17: Các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á hình thành vào thời gian nào?

  • A.  Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
  • B.  Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
  • C.  Từ thế kỉ II đến thế kỉ VII
  • D.  Sau thế kỉ X

Câu 18: Đoạn tư liệu sau chứng tỏ từ những thế kỉ đầu Công nguyên, Đông Nam Á đã có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc gia (khu vực) nào?

“Phía Đông đảo Booc-nê-ô (Ma-lai-xi-a) đã phát hiện được bảy chiếc cột đá có khắc chữ San-xkít (Chữ Phạn)… Hiện vật gốm (Hán) trong những mộ táng ở Boóc-nê-ô cho thấy mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ thời nhà Hán. Ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-túc (thế kỉ III-IV) đã phát hiện được một số mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng.”

(Theo Lương Ninh, Đông Nam Á-Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.57,59) 

  • A. Ấn Độ, Trung Quốc
  • B. Nhật Bản
  • C. Châu Phi
  • D. Tây Á

Câu 19: Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?

  • A. Lúa nước
  • B. Cây gia vị
  • C. Lúa mì
  • D. Cây lương thực và gia vị

Câu 20:

“Đế quốc của nhà vua rất đông dân cư... Nhà vua có nhiều loại dầu thơm và cây thuốc mà không một ông vua nào có được. Đất đai sản sinh long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân,... - Nhận xét của một nhà địa lí Ả Rập về Vương quốc Sri Vi-giay-a.”

(Theo Lương Ninh, Đông Nam Á – Lịch sử từ nguyên thuỷ đến ngày nay, Sđd, tr.106)

Lời nhận xét của nhà địa lí Ả Rập trong đoạn trích trên thể hiện Vương quốc Sri Vi-giay-a rất hấp dẫn thương nhân nước ngoài bởi

  • A. sự giàu có về kinh tế.
  • B. sự phong phú của gia vị và hương liệu.
  • C. sự nổi tiếng về vàng, bạc.
  • D. sự quyền lực và giàu có của nhà vua.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ