Câu 1: Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã:
-
A. Tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
- B. Thi hành luật pháp nghiêm khắc.
- C. Làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.
- D. Chia ruộng đất cho dân nghèo.
Câu 2: Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng
- A. Thoát Hoan.
-
B. Lưu Hoằng Tháo.
- C. Sầm Nghi Đống.
- D. Ô Mã Nhi.
Câu 3:Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã:
-
A. Bị tử trận trong đám tàn quân.
- B. Ngụy trang trốn về nước.
- C. Bị quân ta bắt sống.
- D. Chui vào ống đồng trở về nước.
Câu 4: Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:
-
A. Đem quân sang đánh nước ta.
- B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
- C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.
- D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.
Câu 5: Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét nổi bật:
- A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
- B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
-
C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
- D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa:
- A. Kết thúc hơn 1 000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài.
-
C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ.
- D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ.
Câu 7: Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là:
- A. Được lấy từ gỗ cây lim.
- B. Rất to và nhọn.
-
C. Đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.
- D. Được lấy từ gỗ cây bạch đàn.
Câu 8: Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Tống (981)?
-
A. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
- B. Vườn không nhà trống.
- C. Tiên phát chế nhân.
- D. Đánh thành diệt viện.
Câu 9: Tôn giáo có trong đời sống tinh thần của người Chăm cổ là:
-
A. Phật giáo.
- B. Thiên chúa giáo.
- C. Đạo Bà La Môn.
- D. Hồi giáo.
Câu 9. Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành quyền tự chủ:
- A. Lâm Ấp.
-
B. Khu Liên.
- C. Phùng Hưng.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 10: Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến:
- A. Ninh Thuận ngày nay.
- B. Bình Thuận ngày nay.
- C. Quảng Nam ngày nay.
-
D. Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.
Câu 11: “Đấng tối cao”, đứng đầu vương quốc là:
- A. Hoàng đế.
- B. Thiên tử.
-
C. Vua.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 12: Biểu hiện chứng tỏ cư dân Chăm-pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình là:
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
- B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
-
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 13: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa:
- A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gồm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- C. Khai thác sản vật rừng và biển.
-
D. Trồng nho, ô-liu.
Câu 14: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.
- B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.
- C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.
-
D. Mở nhiều trường học để dạy cho người Việt.
Câu 15: Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- A. Người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
- B. Văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
-
C. Truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt?
- A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
- B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên
- C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Bài thơ sau đây của Hồ Xuân Hương nói đến truyền thống văn hóa nào của người Việt:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.
- A. Trồng cau.
-
B. Ăn trầu.
- C. Hội làng.
- D. Nhuộm răng.
Câu 18: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách:
- A. Cai trị tàn bạo
-
B. Đồng hóa.
- C. Thân dân.
- D. Phân biệt dân tộc.
Câu 19: Trước âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc, người Việt:
-
A. Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
- B. Bỏ phong tục tập quán của người Việt, theo phong tục tập quán của phương Bắc.
- C. Sẵn sàng học theo văn hóa của người phương Bắc.
- D. Chấp nhận tuân theo những chính sách đồng hóa của phương Bắc.
Câu 20: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
- B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
- C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
-
D.Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.
Câu 21: Ngày Tết giết sâu bọ của người Việt đươc tiếp tu từ phong tục nào của người Trung Quốc:
- A. Tết Hàn thực.
-
B. Tết Đoan ngọ.
- C. Tết Trùng dương.
- D. Tết Thanh minh.
Câu 22: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc:
- A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
- C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
-
B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
- D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.
Câu 23: Xác định câu không đúng về nội dung lịch sử:
- A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.
- B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.
- C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.
-
D. Tết Trung thu của Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.
Câu 24: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:
-
A. Sản xuất nông nghiệp.
- B. Đánh bắt thủy hải sản.
- C. Chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công.
- D. Ngoại thương đường biển.
Câu 25: Hoạt động kinh tế rất phát triển ở Phù Nam là:
- A. Đánh bắt thủy hải sản.
- B. Chế tác kim hoàn.
- C. Sản xuất nông nghiệp.
-
D. Ngoại thương đường biển.
Câu 26: Trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam là:
- A. Óc Eo.
- B. Sin-ha-pu-ra.
- C. Ăng-co Bo-rây.
-
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 27: Phù Nam là quốc gia phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á vào khoảng thời gian từ:
- A. Thế kỉ I - IV.
- B. Thế kỉ II - V.
-
C. Thế kỉ III - V.
- D. Thế kỉ IV.
Câu 28: Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam:
- A. Chậm phát triển về kinh tế.
- B. Bị Chân Lạp thôn tính.
-
C. Phát triển mạnh mẽ.
- D. Dần suy yếu.
Câu 29: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là:
- A. Thờ thần Mặt trời.
-
B. Ở nhà sàn.
- C. Thờ thần Sông.
- D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 30: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:
- A. Chăn nuôi rất phát triển.
- B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
- C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
-
D. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.