[KNTT] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đầu thế kỉ X (P8)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đầu thế kỉ Xthuộc sách kết nối tri thức và cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:

  • A. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.
  • B. Viên Tiết độ sứ người Việt.
  • C. Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khúc Hạo.

Câu 2: Nội dung phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:

  • A. Do sự ủng hộ của nhân dân
  • B. Do sự suy yếu của nhà Đường
  • C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
  • D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Câu 3: Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ:

  • A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc.
  • B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch.
  • C. Lập lại sổ hộ khẩu.
  • D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới.

Câu 4: Người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi là:

  • A. Khúc Hạo
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Ngô Quyền.

Câu 5: Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
  • B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
  • C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
  • D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).

Câu 6:  Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?

  • A. Khúc Thừa Mỹ.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Dương Đình Nghệ.
  • D. Triệu Quang phục.

 Câu 7: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?

  • A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  • B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
  • C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.
  • D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.

Câu 8: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở:

  • A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
  • C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dãy Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
  • D. Các tỉnh miền Trung nước ta từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

 Câu 9: Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ:

  • A. Chữ Hán của người Trung Quốc.
  • B. Chữ Nôm của người Việt Nam.
  • C. Chữ Pali của người Ấn Độ.
  • D. Chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 10:  Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh:

  • A. Quãng Ngãi.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Quảng Trị.
  • D. Quảng Bình. 

Câu 11: Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ với nền văn hóa:

  • A. Đồng Đậu.
  • B. Gò Mun.
  • C. Sa Huỳnh.
  • D. Hoà Bình.

Câu 12: Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của dân tộc Chăm có tên là:

  • A. Lễ hội Ka-tê.
  • B. Lễ hội Tháp Bà Po Nagar.
  • C. Lễ hội cầu mưa.
  • D. Lễ hội Ranuwan.

 Câu 13: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích:

  • A. Nâng cao đời sống văn hóa cho người Việt.
  • B. Làm phong phú thêm nền văn hóa cho người Việt.
  • C. Đồng hóa về văn hóa đối với người Việt.
  • D. Biến nước ta trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 14: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:

  • A. Đi học chữ Hán và viết chữ Hán.
  • B. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.
  • C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.
  • D. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên. 

Câu 15: Trước sự đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc người Việt đã:

  • A. Học theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
  • B. Bài trừ, không theo lễ nghi, phong tục tập quán của nhà Hán.
  • C. Sinh hoạt theo nếp sống riêng, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.
  • D. Duy trì nếp sống riêng, nhưng có có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.

Câu 16: Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • A. Những cuộc đấu tranh chống lại phương Bắc.
  • B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.
  • C. Đứng đầu làng xã là hào trưởng ngưởi Việt.
  • D. Lễ hội diễn ra thường xuyên.

 Câu 17: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

  • A. Làm giấy.
  • B. Làm gốm.
  • C. Đúc trống đồng.
  • D. Sản xuất muối

Câu 18: Chiếc chuông đồng cổ nhất ở Việt Nam và là bảo vật quốc gia có niên đại sớm nhất (năm 798) được phát hiện ở Việt Nam:

  • A. Chuông đồng Nhật Tảo.
  • B. Chuông đồng Thanh Mai.
  • C. Chuông đồng Biên Chung.
  • D. Chuông đồng Vân Bản.

Câu 19: Nhân dân ta tiếp tu Tết Hàn thực của Trung Quốc trở thành:

  • A. Tết Trung thu.
  • B. Tết Đoan ngọ.
  • C. Tết giết sâu bọ.
  • D.Tết Bánh trôi bánh chay.

 Câu 20: Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:

  • A. Chăm-pa.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Chân Lạp.
  • D. Trung Quốc.

Câu 21: Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:

  • A. Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
  • D. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
  • C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
  • D. Trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
 Câu 22: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của:
  • A. Văn hóa Ấn Độ.
  • B. Văn hóa Óc Eo.
  • C. Văn hóa Chăm-pa.
  • D. Văn hóa Trung Quốc.

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam:

  • A. Các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam.
  • B. Tổ chức nhà nước ở Phù Nam trong khoảng hai thế kỉ đầu sau khi thành.
  • C. Đứng đầu nhà nước là “đấng tối cao”, nắm mọi quyền hành.
  • D. Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.

Câu 24: Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận tôn giáo nào từ bên ngoài?

  • A. Ấn Độ giáo.
  • B. Thiên chúa giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Cả A và C đều đúng. 

Câu 25: Về tôn giáo, tín ngưỡng, Phù Nam và Chăm-pa có đặc điểm giống nhau là:

  • A. Đều tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ.
  • B. Đều thờ thần Mặt Trăng.
  • C. Chỉ phát triển tín ngưỡng bản địa, không tiếp thu tôn giáo bên ngoài.
  • D. Bỏ tín ngưỡng bản địa, theo Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Câu 26: Trích sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) có đoạn viết là:

“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỉ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...”. Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?

  • A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
  • B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
  • C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
  • D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.

 Câu 27: Nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay là:

  • A. Tôn giáo, tín ngưỡng (Đạo phật).
  • B. Ăn, nhà.
  • C. Ở, mặc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 28:  Nhờ đâu Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” của các tôn giáo vào Đông Nam Á?

  • A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.
  • B. Chính sách phát triển của nhà nước.
  • C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
  • D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.

Câu 29: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết điều gì về cư dân Phù Nam “Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán…Hàng hóa bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,…”.

(Theo Lê Hương, Sử liệu Phù Nam, NXB Nguyễn Nhiều, Sài Gòn 1974, tr.81) 

  • A. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán bằng đường biển.
  • B. Cư dân Phù Nam rất giàu có.
  • C. Ưa sử dụng đồ trang sức được làm từ vàng, bạc.
  • D. Cư dân Phù Nam tốt bụng.

Câu 30: Người Phù Nam và người Chăm-pa đều:

  • A. Có tục ướp xác.
  • B. Có tín ngưỡng đa thần.
  • C. Chủ động tiếp thu Nho giáo.
  • D. Sáng tạo ra chữ viết riêng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ