Câu 1: Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng Tiết độ sứ vào:
- A. Đầu năm 905.
-
B. Giữa năm 905.
- C. Đầu năm 907.
- D. Cuối năm 907.
Câu 2: Quân Nam Hán đưa quân sang đánh nước ta, lập quyền cai trị vào:
-
A. Mùa thu năm 930.
- B. Mùa đông năm 930.
- C. Năm 931.
- D. Mùa thu năm 931.
Câu 3: Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân kháng chiến chống quân Nam Hán và giành được thắng lợi năm 931 là:
-
A. Dương Đình Nghệ.
- B. Ngô Quyền.
- C. Khúc Hạo.
- D. Khúc Thừa Dụ.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:
- A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
- B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
-
C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
- D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.
Câu 5: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả:
- A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.
-
B. Một số cuộc khởi nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
- C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
- D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.
Câu 6: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:
- A. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
- B. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.
-
C. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
- D. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Câu 7: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:
- A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.
- B. Đây là nơi ông mất.
- C. Đây là nơi ông xưng vương.
-
D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.
Câu 8: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”
-
A. Ngô Quyền.
- B. Khúc Thừa Dụ.
- C. Dương Đình Nghệ.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 9: Nhân vật được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:
- A. Lý Bí.
- B. Khúc Thừa Dụ.
-
C. Khúc Hạo.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 10: Trước thế kỉ VIII, kinh đô của người Chăm có tên là:
- A. In-đra-pu-ra.
- B. Vi-ra-pu-ra.
-
C. Sin-ha-pu-ra.
- D. Ka-tê.
Câu 11: Kinh đô Vi-ra-pu-ra của người Chăm vào thế kỉ VIII ngày nay thuộc địa phương nào?
- A. Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
-
B. Huyện Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
- C. Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- D. Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 12: Kinh đô In-đra-pu-ra của người Chăm được lập vào:
- A. Trước thế kỉ VIII.
- B. Thế kỉ VIII.
-
C. Thế kỉ IX.
- D. Thế kỉ X.
Câu 13: Ý nghĩa của các lễ hội được tổ chức hàng năm của người Chăm là:
- A. Nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp.
- B. Nguyện cầu mùa màng bội thu.
- C. Nguyện cầu xã hội yên bình và hưng thịnh.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hóa của Chăm-pa:
- A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn.
-
B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn.,
- C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,…).
- D. Kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam).
Câu 15: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:
- A. Trung Quốc.
- B. Ai Cập.
-
C. Ấn Độ.
- D. Ả Rập.
Câu 16: Điểm khác biệt về văn hóa của cư dân Văn Lang, Âu Lạc so với cư dân Cham-pa?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
-
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 17: Bảo tàng điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn, trưng bày nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chăm-pa cổ nằm tại:
- A. Quảng Ngãi.
- B. Quảng Nam.
-
C. Đà Nẵng.
- D. Bình Định.
Câu 18: Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy đến ngày nay:
- A. Thờ cúng tổ tiên, hội làng.
- B. Nói, viết bằng tiếng Việt.
- C. Đạo giáo, Phật giáo được truyền bá.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Điểm nổi bật của văn hóa nước ta thời Bắc thuộc là:
- A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.
- B. Nhân dân ta tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách triệt để.
- C. Tiếp thu văn hóa Trung Quốc để phát triển dân tộc.
-
D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.
Câu 20: Nhận định không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc:
- A. Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài.
- B. Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên.
-
C. Người Việt truyền dậy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán.
- D. Kĩ thuật làm gồm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà gần gũi với người Việt.
Câu 21: Tôn giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc là:
- A. Nho giáo, Phật giáo.
- B. Nho giáo, Đạo giáo.
- C. Thiên chúa giáo, Hồi giáo.
-
D. Phật giáo, Đạo giáo.
Câu 22: Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:
-
A. Chữ Hán.
- B. Chữ La-tin.
- C. Chữ Phạn.
- D. Chữ Chăm cổ.
Câu 23: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc:
- A. Nhuộm răng đen.
- B. Làm bánh chưng.
-
C. Chữ viết.
- D. Tôn trọng phụ nữ.
Câu 24: Thời kì đỉnh cao, phạm vi chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là:
- A. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- B. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
-
C. Nam Bộ và nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay.
- D. Nam Bộ và Cam-pu-chia.
Câu 25: Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng:
- A. Thế kỉ I TCN.
-
B. Thế kỉ I.
- C. Thế kỉ II.
- D. Thế kỉ III.
Câu 26: Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
- A. Tây Nguyên.
-
B. Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Tây Nam Bộ.
Câu 27: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam nằm ở:
- A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
-
B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta.
- C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
- D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
Câu 28: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sơ của nền văn hóa:
- A. Văn hóa Sa Huỳnh.
-
B. Văn hóa Óc Eo.
- C. Văn hóa Phù Nam.
- D. Văn hóa tiền Óc Eo.
Câu 29: Về sự truyền bá sâu rộng các tôn giáo vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á, cư dân Phù Nam được coi là:
- A. Có tín ngưỡng đa thần.
- B. “Cầu nối”
- C. Sớm tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài.
-
D. “Trạm chung chuyển”.
Câu 30: Cách ngày nay khoảng 2 000 năm, cư dân Phù Nam đã sáng tạo một loại bếp được gọi là:
- A. Bếp làm bằng đất nung.
-
B. Cà ràng.
- C. Bếp rơm.
- D. Bếp rạ.