Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nông nghiệp của Ai Cập và Lưỡng Hà:
- A. Phát minh ra máy cày, biết sử dụng sức kéo của động vật để cày ruộng.
-
B. Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp từ 5 000 năm trước.
- C. Biết đắp đê và làm hệ thống kênh mương tưới tiêu.
- D. Do nhu cầu chinh phục các dòng sông, phát triển kinh tế,... nên người Ai Cập và Lưỡng Hà có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 2: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung về thành tựu văn hóa:
- A. Viết chữ trên giấy.
-
B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
- C. Xây dựng nhiều tượng Nhân sư.
- D. Có tục ướp xác.
Câu 3: Pha-ra-ông có nghĩa là:
- A. Người đứng đầu.
-
B. Kẻ ngự trị trong cung điện.
- C. Hoàng đế.
- D. Người có năng lực siêu nhiên.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về thành tự văn hóa của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- A. Người Lưỡng Hà biết tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình, biết làm lịch một năm có 12 tháng.
- B. Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình.
-
C. Kĩ thuật ướp xác của người Lưỡng Hà còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà khoa học đang tìm lời giải đáp.
- D. Người Ai Cập có công trình kiến trúc tiêu biểu nhất là kim tự tháp và tượng Nhân sư.
Câu 5: Đâu không phải là thành tựu văn hóa của người Ai Cập?
- A. Phát minh ra giấy.
- B. Đã biết làm những phép tính theo hệ đếm thập phân.
- C. Phát minh ra lịch.
-
D. Phát minh ra bảng chữ cái La-tinh
Câu 6: Gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch” vì:
- A. Do nông dân sáng tạo ra.
-
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
- D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 7: Kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:
- A. Tượng thần Zeus.
- B. Đền Artemis.
-
C. Kim tự tháp Giza.
- D. Hải đăng Alexandria.
Câu 8: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?
- A. Trung Quốc - vì cư dân phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
- B. Ai Cập - vì cư dân phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
-
C. Lưỡng Hà - vì cư dân phải đi buôn bán.
- D. Ấn Độ - vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.
Câu 9: Đẳng cấp Ksa-tri-a trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
- A. Tăng lữ.
-
B. Vương công, vũ sĩ.
- C. Nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
- D. Những người thấp kém trong xã hội.
Câu 10: Nông dân, thương nhân, thợ thủ công, người bình dân trong xã hội Ấn Độ cổ đại là:
- A. Su-đra.
-
B. Vai-si-a.
- C. Ksa-tri-a.
- D. Bra-man.
Câu 11: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn:
- A. Hồi giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
-
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- D. Phật giáo và Hồi giáo.
Câu 12: Chữ viết ra đời sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ là:
- A. Chữ hình nêm,
- D. Chữ Chăm cổ.
- C. Chữ Hán.
-
D. Chữ Phạn.
Câu 13: Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới:
-
A. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
- B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.
- C. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.
- D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.
Câu 14: Xã hội Ấn Độ cổ đại không bao gồm tầng lớp:
- A. Nông dân công xã.
- B. Quý tộc.
- C. Nô lệ.
-
D. Bình dân thành thị.
Câu 15: Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm những quốc gia nào ngày nay:
- A. Ấn Độ.
- B. Pa-ki-xtan.
- C. Nê-pan.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Ta-let, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-ra-clit là những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực:
-
A. Khoa học.
- B. Sử học.
- C. Điêu khắc
- D. Văn học.
Câu 17: Nhà nước Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo kiểu:
- A. Nhà nước cộng hòa.
-
B. Nhà nước thành bang.
- C. Nhà nước quân chủ chuyên chế.
- D. Nhà nước phong kiến.
Câu 18: Vùng đất Hy Lạp cổ đại so với nước Hy Lạp ngày nay như thế nào?
- A. Nhỏ hơn rất nhiều.
-
B. Rộng lớn hơn rất nhiều.
- C. Bằng.
- D. Tương đối rộng hơn.
Câu 19: Một trong những lễ hội tôn giáo cổ ở Ấn Độ và lớn nhất thế giới là:
- A. Lễ hội Loy-Kra thong.
- B. Lễ hội té nước Songkran.
-
C. Lễ hội tắm nước sông Hằng (Cum Me-la).
- D. Lễ hội Hin-đu Thaipusam.
Câu 20: Đâu không phải là điểm chung về thành tưu văn hóa của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
- A. Văn học phong phú về thể loại.
- B. Sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C) ngày nay chúng ta đang sử dụng.
-
C. Sáng tạo ra âm lịch.
- D. Xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó, nhiều công trình còn được bảo tồn đến ngày nay.
Câu 21: Tổ chức chính trị có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten:
-
A. Đại hội nhân dân.
- B. Viện Nguyên lão.
- C. Quốc hội.
- D. Nghị viện.
Câu 22: Triều đại ở Trung Quốc ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước là:
- A. Nhà Hạ.
- B. Nhà Thương.
- C. Nhà Chu.
-
D. Nhà Tần.
Câu 23: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là:
- A. Nông dân tự canh.
-
B. Nông dân lĩnh canh
- C. Nông dân làm thuê.
- D. Nông nô.
Câu 24: Ý nào sau đây đã thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
- A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
-
B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
- C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
- D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.
Câu 25: Các thời kì và các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy lần lượt là:
- A. Nhà Hán, Nhà Tấn, Thời Nam – Bắc triều, Nhà Tùy
-
B. Nhà Hán, Thời Tam Quốc (Ngụy-Thục-Ngô), Nhà Tấn, thời Nam – Bắc triều, Nhà Tùy
- C. Nhà Hán, Thời Tam Quốc (Ngụy-Thục-Ngô), Thời Nam – Bắc triều, Nhà Tùy
- D. Nhà Hán, Nhà Tấn, Thời Tam Quốc (Ngụy-Thục-Ngô), Nhà Tùy.
Câu 26: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại:
- A. Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực Trường Giang (Dương Tử).
- B. Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.
- C. Lũ lụt do hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.
-
D. Phù sa của hai con sông Hoàng Hà đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn nhất Trung Quốc, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Câu 27: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là:
- A. Vạn Lí Trường Thành.
- B. Vườn treo Ba-bi-lon.
- C. Kim tự tháp.
-
D. Đại bảo tháp San-chi.
Câu 28: Ngày nay các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là:
- A. Số Ấn Độ.
- B. Số La Mã.
-
C. Số Ả-rập.
- D. Số Ai Cập.
Câu 29: Trung tâm của mỗi thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:
-
A. Một thành thị.
- B. Vùng đất trồng trọt.
- C. Quảng trường.
- D. Bến cảng.
Câu 30: Nhà nước thành bang (thị quốc) ở Hy Lạp được hình thành:
- A. Từ thế kỉ X đến thế kỉ VIII TCN.
- B. Từ thế kỉ VIII đến thế V TCN.
-
C. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN.
- D. Cả A, B, C đều sai.