Câu 1: Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
- A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
- B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
- C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
-
D. An Khê (Gia Lai).
Câu 2: Nguồn gốc của loài người là:
- A. Người tối cổ.
- B. Người tinh khôn.
- C. Vượn cổ.
-
D. Vượn người.
Câu 3: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:
- A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
-
B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
- C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
- D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Câu 4: Cách thức học lịch sử nào dưới đây không giúp học sinh có hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất:
- A. Đọc sách sách giáo khoa (sách giáo khoa, sách tham khảo).
- B. Học trong các bảo tàng, học tại thực địa.
- C. Cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử.
-
D.Xem phim về lịch sử thay vì đọc sách giáo khoa.
Câu 5: Cuốn sách có nội dung không liên quan đến chủ đề lịch sử:
- A. Việt sử giai thoại.
- B. Bách khoa lịch sử thế giới.
- C. Đại Việt sử ký toàn thư.
-
D.Dế mèn phiêu lưu ký.
Câu 6: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết ý nghĩa của việc học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh).
- A. Biết về tổ tiên, cội nguồn.
- B. Biết được lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- C. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
-
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Lời căn dặn của Bác Hồ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc... Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” nói lên điều gì về vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?
- A. Lịch sử giúp ghi chép lại các sự kiện trong quá khứ, giúp các thế hệ sau biết được cội nguồn của dân tộc mình.
-
B. Lịch sử đã có vai trò phục dựng lại quá trình lập nước từ thời các vua Hùng đến ngày nay, chúng ta tự hào tiếp nối truyền thống đó, tự đúc kết những bài học kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
- C. Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống quí báu của dân tộc.
- D. Phản ánh lịch sử hình thành của dân tộc và trách nhiệm phát triển đất nước của thế hệ trẻ.
Câu 8: Các yếu tố cơ bản của sử kiện lịch sử là:
- A. Thời gian và các nhân vật.
- B. Con người và sự kiện liên quan.
- C. Không gian và các yếu tố con người.
-
D. Thời gian, không gian và con người liên quan đến sự kiện.
Câu 9: Nguyên nhân chính nào khiến xã hội loài người không ngừng biến đổi và phát triển?
-
A.Sự sáng tạo không ngừng của con người.
- B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
- C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.
- D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.
Câu 10: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:
- A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.
- B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.
- C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.
-
D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.
Câu 11: Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
-
D. Tư liệu gốc.
Câu 12: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời qua đời khác được gọi là:
-
A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu gốc.
- C. Tư liệu chữ viết.
- D. Tư liệu hiện vật.
Câu 13: Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
-
D. Các bài nghiên cứu khoa học.
Câu 14: Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới dạng tư liệu:
- A. Truyền miệng.
- B. Hiện vật.
- C. Chữ viết.
-
D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tư liệu hiện vật:
- A. Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
-
B. Những di tích là các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ; đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,...
- C. Các tư liệu hiện vật lại là tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.
- D. Các hiện vật này ưu điểm là phản ánh khá trung thực đời sống vật chất của người xưa.
Câu 16: Đặc điểm của tư liệu truyền miệng là:
-
A. Không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ảnh hiện thực lịch sử.
- B. Cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
- C. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.
- D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Câu 17: Nguồn tư liệu mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu là:
- A. Tư liệu gốc.
- B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu hiện vật.
-
D. Tư liệu chữ viết.
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nguồn tư liệu lịch sử:
- A. Dựa vào nguồn tư liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mình.
- B. Các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử.
- C. Có nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ.
-
D. Tư liệu hiện vật là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Câu 19: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng được gọi là:
-
A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu chữ viết.
- C. Tư liệu hiện vật.
- D. Tư liệu gốc.
Câu 20: Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là:
- A. Tư liệu gốc.
- B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu gốc.
-
D.Tư liệu hiện vật.
Câu 21: Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục thuộc tư liệu:
- A. Hiện vật.
- B. Truyền miệng.
-
C. Chữ viết.
- D. Quốc gia.
Câu 22: Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:
- A. Tư liệu gốc.
- B.Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu gốc.
- D. Tư liệu hiện vật.
Câu 23: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định:
- A. Không gian diễn ra các sự kiện.
- B. Chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
- C. Mối quan hệ giữa các sự kiện.
-
D. Thời gian xảy ra các sự kiện.
Câu 24: Người xưa làm ra lịch bằng cách:
- A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
- C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
-
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 25: Âm lịch được tính theo:
- A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
-
B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
- C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
Câu 26: Ngoài cách tính thời gian là ngày, tháng, năm người ta còn sử dụng những đơn vị tính:
- A. Thập kỉ.
- B. Thế kỉ.
- C. Thiên niên kỉ.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Một thập kỉ gồm:
-
A.10 năm.
- B. 100 năm.
- C. 1 000 năm.
- D. 10 000 năm.
Câu 28: 100 năm được gọi là:
- A. Một thập kỉ.
-
B. Một thế kỉ.
- C. Một thiên niên kỉ.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 29: Một thiên niên kỉ bằng:
- A. 10 000 năm.
-
B.1 000 năm.
- C. 100 năm.
- D. 10 năm
Câu 30: Phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:
- A. Nhỏ hẹp.
- B. Chủ yếu ở miền Bắc.
- C. Hầu hết ở miền Trung.
-
D. Rộng khắp.