[KNTT] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách kết nối tri thức và cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mê-nét đã thống nhất các công xa thành nhà nước Ai Cập vào khoảng:

  • A. Năm 3 000 TCN.
  • B. Năm 3 100 TCN.
  • C. Năm 3 200 TCN.
  • D. Năm 3 300 TCN.

Câu 2: Từ khi thành lập nhà nước, Ai Cập đã trải qua bao nhiêu giai đoạn?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 3: Người Ai Cập bị người La Mã xâm lược và thống trị vào:

  • A. Giữa thế kỉ I TCN.
  • B. Cuối thế kỉ I TCN.
  • C. Giữa thế kỉ I TCN.
  • D. Thế kỉ I TCN.

Câu 4: Người Lưỡng Hà bị người Ba Tư câm lược vào năm:

  • A. 439 TCN.
  • B. 539 TCN.
  • C. 359 TCN.
  • D. 439 TCN.

Câu 5: Nhà nước do vua đứng đầu và toàn quyền gọi là:

  • A. Nhà nước quân chủ lập hiến.
  • B. Nhà nước phong kiến tập quyền.
  • C. Nhà nước đế chế
  • D. Nhà nước quân chủ chuyên chế.

Câu 6: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở:

  • A. 50.
  • B. 60.
  • C. 70.
  • D. 80.

Câu 7: Loại chữ viết đầu tiên của loài người là:

  • A. Chữ tượng hình hình.
  • B. Chữ tượng ý.
  • C. Chữ giáp cốt.
  • D. Chữ triện.

Câu 8: Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin vì:

  • A. Có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển.
  • B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại.
  • C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.
  • D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán. 

Câu 9: Đánh bại các nước và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN là:

  • A. Nhà Nguyên.
  • B. Nhà Chu.
  • C. Nhà Thương.
  • D. Nhà Tần.

Câu 10: Để củng cố sự thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ:

  • A. Đo lường và pháp luật..
  • B. Tiền tệ.
  • C. Chữ viết.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruông của địa chủ để cày cấy gọi là:

  • A. Nông dân tự canh.
  • B. Nông dân lĩnh canh.
  • C. Nông dân làm thuê.
  • D. Nông nô. 

Câu 12: Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại dài nhất là:

  • A. Thời Tam Quốc.
  • B. Thời Nam – Bắc Triều.
  • C. Nhà Hán.
  • D. Nhà Tấn.

Câu 13: Công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:

  • A. Vạn Lí Trường Thành.
  • B. Thành Ba-bi-lon.
  • C. Đấu trường Cô-li-dê.
  • D. Đền Pác-tê-nông.

Câu 14: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên:

  • A. Đất sét, gỗ.
  • B. Mai rùa, xương thú.
  • C. Giất Pa-pi-rút, đất sét.
  • D. Gạch nung, gỗ. 

Câu 15: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích:

  • A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
  • B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
  • C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
  • D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

Câu 16: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:

  • A. Vạn Lí Trường Thành.
  • B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
  • C. La bàn.
  • D. Sử kí của Tư Mã Thiên.

Câu 17: Một trong số những danh y nổi tiếng của người Trung Quốc xưa là:

  • A. Khuất Nguyên.
  • B. Hoa Đà.
  • C. Hàn Phi Tử.
  • D. Tư Mã Thiên.

 Câu 18: Cư dân quốc gia cổ đại đã sáng tạo ra dương lịch:

  • A. Hy Lạp và La Mã.
  • B. Lưỡng Hà.
  • C. Ai Cập.
  • D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 19: Đặc điểm không phải của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:

  • A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.
  • B. Có bến cảng, phố xá, lâu đài, đền thời, sân vận động, nhà hát,...
  • C. Các thành bang ở Hy Lạp còn được gọi là thị quốc .
  • D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.

Câu 20: Đặc điểm nổi bật của các nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

  • A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
  • B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển.
  • C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất.
  • D. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh bằng.

Câu 21: Quý tộc quan lại có nhiều ruộng đất tư gọi là:

  • A. Địa chủ.
  • B. Lãnh chúa.
  • C. Tăng lữ.
  • D. Quý tộc.

Câu 22: Khi nhận ruộng, nông dân lĩnh canh phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:

  • A. Thuế.
  • B. Tô lao dịch.
  • C. Nộp tô.
  • D. Cống phẩm.

Câu 23: Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu là:

  • A. Li tao.
  • B. Cưu Ca.
  • C. Thiên Vấn.
  • D. Kinh Thi.

 Câu 24: Thành tựu văn hóa thuộc về người Hy Lạp cổ đại là:

  • A. Các nhà sử học thời cổ đại là Hê-rô-dốt, Tuy-xi-dít, Pô-li-bi-út với nhiều bộ sử đồ sộ.
  • B. Đấu trường Cô-li-dê.
  • C. Là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học với nhiều tên tuổi nổi tiếng.
  • D. Dùng chữ để viết số.

Câu 25: Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại:

  • A. Ta-lét.
  • B. Pi-ta-go.
  • C. Ác-si-mét.
  • D. Ô-gu-xtu-xơ.

Câu 26: Người Trung Quốc đã đặt nền tảng cho các phát minh quan trọng về kĩ thuật như:

  • A. Làm giấy.
  • B. La bàn.
  • C. Kĩ thuật in.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là:

  • A. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên.
  • B. Kinh Thi.
  • C. Hồng Lâu Mộng.
  • D. Tây Du Kí.

Câu 28: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở:

  • A. Đồng bằng Hoa Bắc.
  • B. Đồng bằng Hoa Nam.
  • C. Lưu vực Trường Giang.
  • D. Lưu vực Hoàng Hà. 

Câu 29: Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại:

  • A. Nhà Thương.
  • B. Nhà Chu.
  • C. Nhà Tần.
  • D. Nhà Hán.

Câu 30: Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới nhà Tần:

  • A. Lãnh chúa.
  • B. Địa chủ.
  • C. Nông dân công xã.
  • D. Nông dân lĩnh canh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ